‘Rắn học trò’ cướp sinh mạng bé 3 t.uổi

B.é t.rai 3 t.uổi, ngụ Củ Chi, bị rắn hoa cổ đỏ (còn gọi là “rắn học trò”) cắn vào tay, c.hảy m.áu không thể cầm được, vào viện không có huyết thanh điều trị.

Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1, ngày 4/10, cho biết bé nhập viện tuần trước với vết thương nhỏ ở mu bàn tay, kết quả xét nghiệm bé bị rối loạn đông m.áu rất nặng.

Bệnh viện không có huyết thanh để giải độc “rắn học trò”, bé được truyền huyết tương tươi, dùng thuốc yếu tố đông m.áu đậm đặc rất đắt t.iền. Các bác sĩ hy vọng kéo dài khoảng hơn một tuần để nọc độc rắn tự bán hủy, cơ thể bé sẽ phục hồi.

Tình trạng bé nặng dần, không đáp ứng điều trị. Bé tiểu ra m.áu, suy thận, lọc m.áu vẫn không khống chế được nọc độc phát tán. Các cơ quan trong cơ thể dần tổn thương, bé suy đa tạng, suy tim, t.ử v.ong.

“Chúng tôi vô cùng đau lòng khi một bệnh nhi vào viện tươi tỉnh bình thường, có thể ngồi chơi nói chuyện với bác sĩ, nhưng ai cũng biết trước rất khó cứu được tính mạng cháu bé”, bác sĩ Phương trao đổi với VnExpress .

Theo bác sĩ Phương, đây là em bé thứ hai bị “rắn học trò” cắn, ban đầu hoàn toàn tỉnh táo, chỉ sưng và c.hảy m.áu vết cắn, ít ngày sau lại không qua khỏi, tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ca đầu tiên là b.é g.ái 15 tháng t.uổi, ngụ T.iền Giang, nhập viện hồi tháng 4/2021 và t.ử v.ong sau hai ngày. Những năm trước, bệnh viện ghi nhận một vài trường hợp nhưng may mắn lượng nọc độc ít, không làm rối loạn đông m.áu quá nặng nên cứu được.

Hiện, Việt Nam chưa có kháng huyết thanh độc “rắn học trò”. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 từng liên hệ đến nhiều nước trên thế giới để tìm kiếm kháng huyết thanh nhưng cũng không có. Đến nay, chỉ viện nghiên cứu ở Nhật thử nghiệm kháng huyết thanh này, song chế phẩm vẫn trong giai đoạn nghiên cứu, chưa đủ ba pha để đưa thành phẩm ra thị trường, theo bác sĩ Phương.

“Kết quả thử nghiệm ở Nhật đang rất tốt, hy vọng Việt Nam có thể hợp tác nghiên cứu, sớm cho bệnh nhân dùng thử nghiệm khi cần”, bác sĩ Phương chia sẻ.

ran hoc tro cuop sinh mang be 3 tuoi 9f0 6073417

Rắn hoa cổ đỏ, còn gọi “rắn học trò”. Ảnh: wikipedia.

Theo bác sĩ Phương, rắn hoa cổ đỏ có đầu màu xanh, cổ đỏ, thân nhiều màu sặc sỡ, nên được dân gian gọi là rắn hổ lửa, rắn bảy màu, rắn học trò, nữ hoàng bóng đêm… Rắn này không tự sinh ra nọc độc mà tổng hợp chất độc từ những con mồi có độc như cóc.

“Nhiều người tưởng rắn này không độc, thậm chí cho trẻ con nuôi chơi, nên còn gọi là rắn học trò. Thực tế, loài rắn này đặc biệt ở chỗ có hai chiếc răng chứa chất độc nằm sâu bên trong hàm chứ không phải ở răng nanh, răng hàm phía trước như các loài rắn khác. Nếu chúng mở to miệng, há hàm để quặp bằng răng chứa nọc độc thì rất nguy hiểm”, bác sĩ Phương chia sẻ.

Bác sĩ khuyến cáo mọi người không chơi với rắn. Nếu bị những loại rắn độc cắn có thể gây rối loạn đông m.áu như rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quặp, rắn “hoa học trò”… gia đình nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế nhanh nhất, không cần sơ cứu gì.

“Rắn học trò” cực độc cắn b.é g.ái 15 tháng t.uổi t.ử v.ong

Sáng 6/4, Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh thông tin về một trường hợp b.é g.ái 15 tháng t.uổi bị t.ử v.ong do rắn hoa cổ đỏ (hay còn gọi là rắn học trò, rắn hổ lửa, nữ hoàng bóng đêm…) cắn gây nhiễm độc, rối loạn đông m.áu ( RLĐM) không thể cứu nổi.

Trước đó vào chiều ngày 29/3, khi bé đang chơi cùng chị gái (SN 2016) tại sân nhà thì bị một con rắn hoa cổ đỏ cắn vào vùng cẳng tay phải. Bé chị cũng bị một vết cắn nhẹ. Cả hai bé được gia đình đưa vào BV Đa khoa T.iền Giang sơ cấp cứu. Bé chị không sao được đưa về nhà. Riêng bé N.T.N.T khi nhập BV tuyến dưới cũng như khi được chuyển lên BV Nhi đồng 1 đều chỉ có một hiện tượng duy nhất là không thể cầm được m.áu tại vùng rắn cắn.

BS Phương kể, chúng tôi vô cùng đau lòng khi mà chứng kiến b.é g.ái rất tỉnh táo nhưng nọc độc phát tác trong cơ thể gây RLĐM toàn thân. Dần dẫn tới suy hô hấp mà không thể thể thở o xy. M.áu vùng cẳng tay phải thì cứ chảy mãi dù băng ép các kiểu. Trước đó, người nhà cũng tìm cách hái một loại lá thuốc không rõ là lá cây gì đắp lên vết thương cho bé hy vọng cầm m.áu mà không được. Tại BV Đa khoa T.iền Giang từ 16 tới 17h ngày 29/3, các bác sĩ tìm cách cầm m.áu tại vết rắn cắn vẫn không được. Ngày 30/3 chuyển tiếp lên Nhi đồng 1.Tại đây khi bác sĩ gỡ băng, m.áu vẫn tuôn ra.

ran hoc tro cuc doc can be gai 15 thang tuoi tu vong 8d0 5685200

Rắn hoa cổ đỏ hay “rắn học trò” có màu sắc rất đẹp và nhưng cực độc mà nhiều học sinh không biết chọn như một thú vui là điều rất đáng lo ngại

ran hoc tro cuc doc can be gai 15 thang tuoi tu vong cc6 5685200

Bác sĩ Đinh Tấn Phương rất lo ngại và cảnh báo khi chưa có thuốc kháng huyết thanh với loại nọc độc rắn hoa cổ đỏ hiện nay.

Qua hình ảnh các bác sĩ giơ cho gia đình xem và gia đình đã chỉ đúng loại rắn cắn bé là rắn hoa có cổ đỏ. Bé được truyền rất nhiều các sản phẩm m.áu: huyết tương tươi đông lạnh, tiểu cầu…nhưng m.áu vẫn chảy liên tục. Bé được đưa vào khoa hồi sức tích cực, mở nội khí quản, thở máy.

M.áu tiếp tục chảy dưới da toàn thân. Dù ê kíp các bác sĩ cứu chữa cho bé với một tốc độ nhanh và khẩn trương chưa từng có, song song đó là liên hệ tới khoa Nhiệt đới của BV Chợ Rẫy tìm hiểu về rắn hoa cổ đỏ. Truy tìm kháng huyết thanh. Song, BV Chợ Rẫy cũng cho biết là chưa có kháng huyết thanh nọc độc rắn hoa cổ đỏ và chỉ điều trị triệu chứng.

ran hoc tro cuc doc can be gai 15 thang tuoi tu vong a04 5685200

Rắn hoa cổ đỏ cuộn tròn ngủ trên cây vào ban đêm và trên thân phát ra màu sắc 7 màu

Các bác sĩ tiếp tục liên hệ tới những nước láng giềng như Lào, Thái Lan…xem có thuốc kháng huyết thanh không nhưng đều không có. Riêng tại Nhật thì biết thông tin có một BV đang nghiên cứu kháng huyết thanh loại nọc độc rắn hoa cổ đỏ nhưng vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa đưa ra dùng được.

“Sau 2 ngày bằng tất cả nỗ lực của chúng tôi nhưng bé vẫn t.ử v.ong vào 18 h 50 phút ngày 1/ 4 với triệu chứng RLĐM không hồi phục, suy hô hấp và nghi xuất huyết não. Chúng tôi đau lòng vô cùng”. BS Phương nói.

Được biết, loại rắn này thuộc họ rắn nước. Nhưng thực tế khu trú trên bờ. Hay sống tại vùng cao nguyên như: Đà Lạt, Lâm Đồng đều có. Dân gian cũng gọi là rắn hổ lửa. Có hình dạng vùng đầu màu xanh. Cổ có màu đỏ hoặc một số vùng lại có màu vàng. Vùng đuôi màu xanh đen. Loại rắn này còn có tên là “rắn 7 màu” hay là “nữ hoàng bóng đêm” vì vào ban đêm nó thường cuộn tròn ngủ trên cây. Khi chiếu đèn vào toàn thân nổi lên sắc 7 màu rất đẹp.

Điều đáng cảnh báo từ các bác sĩ là “nữ hoàng bóng đêm” này lại được giới học trò vùng quê hiện hay sưu tầm và chơi như một thú vui nên còn được gọi là “rắn học trò”. Trước hết, vì nó có hình dạng rất đẹp nên các học sinh hay chơi mà không biết là nó cũng có tính khí thất thường. Bình thường nó hiền khô, sẵn sàng để con người cầm trên tay, nhưng bất ngờ nổi điên và tấn công con người. Có thể vì lý do gì đó nó mới cắn. Chính vì vậy khi chưa gặp sự cố nên nhiều HS chủ quan với con vật này.

Những khảo sát có được cũng cho thấy, trong 10 ca bị rắn này cắn thì chỉ chừng 3 ca bị nọc độc tấn công do cơ chế phát tác nọc độc của nó cũng rất đặc biệt. Rắn hoa cổ đỏ không tự sản xuất ra chất độc trong bản thân nó mà chất độc được cơ thể rắn tự tổng hợp từ chính nguồn thức ăn mà nó ăn.

Trong đó, món ăn khoái khẩu của nó lại là các con vật có chất độc như: con cóc và một số loại động vật khác trong môi trường. Rắn hoa cổ đỏ ăn con cóc và cơ thể tự tổng hợp ra chất độc của riêng nó. Thứ nữa, khác với các loại rắn độc khác như rắn hổ tre, rắn hổ mang chúa chứa nọc độc tại hai răng nanh cửa miệng khi cắn chất độc từ răng nanh này bơm vào cơ thể con người và ở ngay vết cắn nông.

Còn loại rắn hoa cổ đỏ nọc độc lại chứa trong hai răng trong cùng. Khi ngoạm vào cơ thể nạn nhân đủ sâu, nọc độc bơm từ răng trong cùng này khi ấy mới phát tác nên vì vậy có trường hợp nạn nhân bị nó cắn bị nhiễm độc, có người lại không. Nơi thứ 2 chứa nọc độc từ con rắn này là vùng sau gáy. Nọc khi tiết ra vùng này có màu trắng.

Như vậy, có thể nói đây là loại rắn cực độc, đáng sợ hơn là hiện không có kháng huyết thanh để trị nọc độc này. Tại BV Nhi đồng 1, cách đây 3 năm cũng cấp cứu 2 trẻ bị rắn hoa đỏ cắn và cứu được, có thể là do lượng nọc độc bị bơm vào ít. Riêng tại BV Chợ Rẫy cho biết trong 10 năm qua đã cấp cứu cho 31 bệnh nhân bị rắn hoa cổ đỏ cắn. Trong đó có 6 bệnh nhân t.ử v.ong. Tỉ lệ t.ử v.ong là rất cao. Đều do lượng nọc độc rắn bơm vào lớn gây RLĐM không thể cứu.

Cũng theo cảnh báo, loại rắn này mỗi lần đẻ từ 5 – 17 trứng, thời gian ấp cho trứng nở từ 8 – 10 tuần rắn con dài 13cm – 19cm. Nơi sinh sống thường là xung quanh nhà. “Do vậy rất đáng lo ngại khi mà loại rắn này sinh sôi trong môi trường, nhiều t.rẻ e.m vùng quê lại coi nó là con vật hiền lành mà không hề biết là loại rắn cực độc như vậy. Trong khi chưa có thuốc kháng huyết thanh.

Do vậy, học sinh và PHHS khi thấy xuất hiện con rắn này thì hết sức tránh không để xảy ra chuyện đáng tiếc như trường hợp b.é g.ái trên. Ngay khi bị loại rắn này cắn cần được đưa ngay tới cơ quan y tế gần nhất thậm chí không cần ga- rô để được cứu chữa kịp thời “. BS Phương khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *