“Người đã tiêm đủ mũi hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng không phải xét nghiệm định kỳ” – Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa hướng dẫn ngày 30-9 đối với việc xét nghiệm tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Lấy mẫu xét nghiệm – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Với quy định rất mới này, số lượng người phải xét nghiệm định kỳ sẽ giảm xuống.
Xét nghiệm cho người đã tiêm đủ liều vắc xin như thế nào là vấn đề rất được quan tâm, nhất là khi số người tiêm đủ mũi đã ở mức trên 9 triệu người và đang tăng rất nhanh, khi trên 32 triệu người đã tiêm mũi 1 cho đến nay đang được thúc đẩy để tiêm mũi 2.
Xét nghiệm sẽ giảm ra sao?
Theo Bộ Y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc với tất cả người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 (có sốt, ho, khó thở…) và thực hiện xét nghiệm định kỳ cho người lao động.
Tuy nhiên hướng dẫn mới nhất, lần đầu tiên áp dụng: người đã tiêm đủ liều vắc xin, liều cuối cùng đã tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng thì không phải xét nghiệm. Nếu có, chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc.
Hướng dẫn này cũng mở ra một quy định mới với cơ sở sản xuất kinh doanh tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên. Cụ thể đơn vị tự xét nghiệm phải được hướng dẫn của trung tâm kiểm soát dịch bệnh cấp tỉnh hoặc trung tâm y tế cấp huyện, test nhanh kháng nguyên sử dụng nằm trong danh mục đã được cấp đăng ký lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế.
Cơ sở sản xuất kinh doanh tự xét nghiệm sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng test, quy trình và kết quả xét nghiệm, trung tâm y tế cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý, báo cáo khi có ca dương tính.
Với quy định này, việc triển khai xét nghiệm và phí xét nghiệm cũng sẽ giảm đi, khi các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể tự mua sắm và triển khai xét nghiệm tại đơn vị.
Với lái xe vận chuyển hàng hóa từ khu vực giãn cách xã hội sang khu vực có cấp độ giãn cách thấp hơn phải có phiếu xét nghiệm tại cơ sở y tế. Người đã tiêm đủ liều vắc xin cũng được áp dụng quy định này. Việc di chuyển liên tỉnh cũng áp dụng được quy định này, do nhiều tỉnh thành hiện vẫn yêu cầu di chuyển từ tỉnh khác tới phải có xét nghiệm âm tính.
Trao đổi với T.uổi Trẻ, đại diện Bộ Y tế cho hay quy định “người tiêm đủ liều hoặc khỏi bệnh thì áp dụng miễn xét nghiệm” cũng áp dụng trong trường hợp này. Trường hợp tỉnh thành nào yêu cầu cứng hoặc gây ảnh hưởng tới đi lại, di chuyển của người dân là vi phạm quy định chung đã ban hành.
Bộ Y tế đề nghị giảm ít nhất 20% giá xét nghiệm
Bộ Y tế cũng có dự thảo hướng dẫn mức phí xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2. Theo Bộ Y tế, quy định tại hướng dẫn này được xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và t.iền lương, liên quan đến việc lấy mẫu, bảo quản, trả kết quả xét nghiệm và chi phí kit xét nghiệm thực hiện thực thanh thực chi áp dụng đối với từng phương pháp thực hiện xét nghiệm.
Cụ thể, mức giá xét nghiệm nhanh kháng nguyên tối đa 32.000 đồng/xét nghiệm cộng với chi phí mua kit test nhanh (tính theo giá test nhanh trúng thầu vào bệnh viện).
Nếu giá test trúng thầu là 135.000 đồng/test (thị trường có nhiều loại test có giá công bố rẻ hơn), bệnh nhân bảo hiểm sẽ được chi trả 80% của 167.000 đồng, đồng chi trả 20%, bệnh nhân không bảo hiểm trả 167.000 đồng.
So với mức hiện hành tại nhiều bệnh viện (thường từ 200.000 đồng trở lên), mức phí dự kiến mới có giảm ít nhất từ 20%. Nếu giá test nhanh trúng thầu rẻ (đã có nhà cung cấp cho biết đang mời các địa phương mua test nhanh giá dưới 70.000 đồng/test), phí xét nghiệm nhanh kháng nguyên có thể dưới 100.000 đồng/xét nghiệm, giảm hơn 1/2 so với hiện hành.
Nếu xét nghiệm kháng nguyên nhanh trên máy miễn dịch, chi phí xét nghiệm sẽ tăng thêm 35.000 đồng/xét nghiệm.
Với xét nghiệm PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng trong trường hợp mẫu đơn, bao gồm phí dịch vụ lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm là 80.000 đồng/xét nghiệm; phí xét nghiệm và trả kết quả 114.000 đồng/xét nghiệm, cộng với chi phí test kit tính theo giá trúng thầu vào bệnh viện.
Trường hợp giá test kit trúng thầu là 300.000 đồng/test, phí xét nghiệm PCR sẽ là 494.000 đồng/xét nghiệm mẫu đơn. Mức này như vậy sẽ còn chỉ gần 1/2 so với mức Bộ Y tế hướng dẫn và áp dụng trước ngày 1-7-2021 là 734.000 đồng/xét nghiệm. Trong khi đó, khi áp dụng giá 734.000 đồng, cơ sở y tế nào cũng cho rằng bị “lỗ”, nên nhiều cơ sở đã áp dụng mức 800.000 – 1.000.000 đồng/mẫu.
Trường hợp lấy mẫu gộp, dự kiến giá gộp 5 que tại thực địa, chi phí xét nghiệm khoảng 170.000 đồng/mẫu. Xét nghiệm gộp 5 mẫu tại phòng xét nghiệm giá khoảng 214.000 đồng/xét nghiệm. Mức giá này đã bao gồm cả test xét nghiệm. Nhưng nếu giá test trúng thầu rẻ hơn mức 300.000 đồng/test, chi phí xét nghiệm sẽ rẻ hơn nữa.
Như vậy, chi phí xét nghiệm đang phụ thuộc rất nhiều vào giá test xét nghiệm. Bộ Y tế mới có thông báo hiện giá xét nghiệm đã rẻ hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên nếu so sánh với mức giá test xét nghiệm ở nhiều quốc gia, giá bán tại Việt Nam còn khá cao. Nếu triển khai đàm phán giá, mua sắm tập trung hoặc hình thức nào hợp lý thì giá test xét nghiệm sẽ rẻ hơn nữa, chi phí cho xét nghiệm cũng sẽ giảm hơn, đỡ gánh nặng cho người lao động và các doanh nghiệp.
Bộ Y tế cho biết dự kiến quy định mới về giá xét nghiệm sẽ được áp dụng từ ngày 1-11 tới, nhưng người dân có đề nghị cần áp dụng sớm hơn.
Tin sáng 1-10: Tháng 10 dự kiến nhận 54 triệu liều vắc xin, Hà Nội có 5 ca COVID-19 cộng đồng
Phát biểu tại cuộc họp với 12 tỉnh Tây Nam Bộ về phòng chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết tháng 10 dự kiến tiếp nhận 54 triệu liều vắc xin COVID-19. Hà Nội ghi nhận 5 ca mắc cộng đồng.
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, 54 triệu liều vắc xin này tiếp tục sử dụng tiêm ngừa ưu tiên cho các khu vực nguy cơ và nguy cơ cao, bao gồm cả Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, dự kiến tháng 10 có hướng dẫn tiêm chủng cho trẻ 12-17 t.uổi.
Ông Tuyên lưu ý các địa phương ưu tiên tiêm trả mũi 2 cho các trường hợp đã tiêm mũi 1 và mở rộng tiêm chủng cho các địa phương nhiều khu công nghiệp, đầu mối giao thương, các khu chế xuất, khu du lịch, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết yếu, sản xuất, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu…
Về tiến độ tiêm chủng, tính đến ngày 28-9, 12 tỉnh miền Tây tiêm được 3.465.632/3.719.400 liều vắc xin được phân bổ (đạt 93%), trong đó đã tiêm được 2.775.892 liều mũi 1 và 689.740 liều mũi 2.
Riêng 796.200 liều vừa được phân bổ đang được các địa phương triển khai tiếp nhận, tiến hành tiêm tại địa phương.
Cơ bản các tỉnh đạt tiến độ tiêm chủng đề ra, riêng Hậu Giang (87%), Sóc Trăng (82%), An Giang (82%), Kiên Giang (67%) là tỉ lệ tiêm thấp hơn.
12 tỉnh thành miền Tây có từ 15%-35% dân số từ 18 t.uổi trở lên đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin, cao nhất là T.iền Giang (35%), Cần Thơ (31%), thấp nhất là Cà Mau (17%), Sóc Trăng (18%), Trà Vinh (18%).
Tỉ lệ tiêm đủ 2 liều vắc xin trên tổng số dân số từ 18 t.uổi trở lên tại Tây Nam Bộ là 4%-8%, trong đó cao nhất là Đồng Tháp, Cà Mau, Hậu Giang mức 8%. Đây là mức khá cao so với nhiều tỉnh thành miền Bắc và miền Trung chưa được phân bổ nhiều vắc xin.
Với số vắc xin 54 triệu liều dự kiến tiếp nhận trong tháng 10, Việt Nam sẽ có khoảng 110 triệu liều tính đến hết tháng 10, nâng tỉ lệ tiêm chủng lên hơn gấp đôi so với hiện nay. Bộ Y tế cũng vừa có văn bản nhắc các địa phương tiêm thật nhanh, do vắc xin chuẩn bị về nhiều.
Thứ trưởng Tuyên cũng đề nghị các tỉnh Tây Nam Bộ có sự phối hợp chặt chẽ, chủ động làm việc với các tỉnh thành Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Bước vào giai đoạn mới của phòng chống dịch, dự kiến tuần sau, Bộ Y tế sẽ ban hành hướng dẫn tạm thời về thích ứng, an toàn, linh hoạt, hiệu quả dịch COVID-19.
Trên cơ sở hướng dẫn, địa phương đang trong lộ trình nới lỏng giãn cách cần xây dựng và triển khai theo lộ trình thực hiện việc nới lỏng, phục hồi sinh hoạt và hoạt động kinh tế – xã hội thích ứng an toàn với dịch bệnh.
Địa phương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội phải thực hiện nghiêm, có mục tiêu rõ ràng, có kế hoạch, thời gian, phạm vi giãn cách, tận dụng thời gian giãn cách để kiểm soát dứt điểm dịch bệnh.
Hà Nội ghi nhận 5 ca mắc cộng đồng
Sáng nay 1-10, CDC Hà Nội cho biết Hà Nội đã ghi nhận thêm 5 ca mắc cộng đồng. Trong số này có N.V.H., 41 t.uổi, ở Phương Canh, Nam Từ Liêm, bán hàng nội thất tại nhà và thường xuyên di chuyển lên Việt Trì, Phú Thọ. Ngày 30-9, bệnh nhân đến Bệnh viện Medlatec làm xét nghiệm, kết quả dương tính.
Bệnh nhân N.A.T., ở Mễ Trì, Nam Từ Liêm, nhân viên chăm sóc khách hàng của một ngân hàng tại Cầu Giấy; bệnh nhân S.J.P., 55 t.uổi, quản lý tại một công ty và hằng ngày đi làm tiếp xúc nhiều người; T.Y., 51 t.uổi, làm việc tại Liễu Giai, Hà Nội; K.M., 30 t.uổi, làm việc tại Hưng Yên nhưng đã nghỉ làm ở nhà một tháng nay.
4 người này tới Medlatec xét nghiệm và đều có kết quả dương tính.
Số mắc cộng dồn tại Hà Nội trong đợt dịch này là 3.980 ca, trong đó chủ yếu từ ngày 5-7 đến nay. Với 5 bệnh nhân kể trên và 2 bệnh nhân cộng đồng ghi nhận ngày 30-9, Hà Nội đã ghi nhận 7 ca bệnh cộng đồng trong 2 ngày liên tiếp, trong khi 5 ngày trước đó không có ca cộng đồng nào.