GĐXH – Số lượng sỏi nhiều đến mức ê kíp mổ ngỡ ngàng, nó ken dày trong túi mật kích thước chưa bằng một quả trứng ngỗng.
Nhập viện vì ăn dưa lê sai cách, bác sĩ khuyến cáo ai ăn dưa lê nhất định phải tránh điều này để phòng ngộ độc
GĐXH – Không chọn những quả dưa lê vẹo vọ, nứt hoặc đã chín nhũn, vì những quả dưa lê như này ăn vào sẽ rất dễ ngộ độc.
Vừa qua, bác sĩ Trần Kiên Quyết, Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết trong khi khám bệnh cho một bệnh nhân (73 tuổi) đã phát hiện trong túi mật có kích thước nhỏ hơn quả trứng ngỗng, nhưng chứa hàng nghìn viên sỏi nhỏ. Do bị sỏi túi mật gây viêm, bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật lấy sỏi.
Bác sĩ Quyết cho biết: “Số lượng sỏi nhiều đến mức ê kíp mổ ngỡ ngàng, ken dày trong túi mật kích thước chưa bằng một quả trứng ngỗng”.
Hàng nghìn viên sỏi được lấy ra từ mật của một bệnh nhân. Ảnh: BSCC
Theo các bác sĩ, sỏi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ cholesterol do mất cân bằng các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, billirubin, muối canxi. Khi lượng cholesterol trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật hay lượng muối mật giảm, dẫn tới hình thành sỏi. Ngoài ra, sỏi mật còn hình thành do sự kết tụ của bilirubin do bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, xơ gan…
Theo thống kê, phụ nữ có nguy cơ cao bị sỏi mật hơn nam giới. Người ít vận động, ngồi nhiều, thừa cân béo phì, đái tháo đường và trên 60 tuổi; chế độ ăn uống quá nhiều cholesterol hoặc quá kiêng khem cũng dễ bị sỏi mật.
Bác sĩ khuyến cáo khi đột ngột xuất hiện cơn đau ở phía mạn sườn bên phải, dưới vùng xương sườn, ở vai phải hoặc giữa hai bả vai, kèm theo buồn nôn và nôn mửa; đổ mồ hôi, bồn chồn; mỏi mệt; rối loạn tiêu hóa kèm sốt cao trên 38 độ, rét run, cần khám chuyên khoa tiêu hóa để điều trị sớm.
4 dấu hiệu sỏi mật gây biến chứng, cần được khám sớm
Người bị sỏi mật thường không gây ra triệu chứng, không gây đau đớn thì hầu như sẽ không nguy hiểm với người bệnh. Tuy nhiên, tuyệt đối không chủ quan khi có dấu hiệu sau:
Đau hạ sườn phải
Cơn đau thường xảy ra ở hạ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị lan lên vai phải và ra sau lưng. Tính chất đau thường âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo vị trí sỏi xuất hiện.
Sốt, ớn lạnh
Người bệnh sỏi mật có thể bị sốt, cảm lạnh do nhiễm trùng đường mật hoặc viêm túi mật. Người bệnh thường sốt cao trên 38 độ C kèm cảm giác rét run, vã mồ hôi nhiều sau khi cơn sốt hạ xuống.
Rối loạn tiêu hóa
Một số bệnh nhân sỏi mật gặp triệu chứng sợ đồ dầu mỡ, ợ chua, đầy bụng, ăn không tiêu… Những triệu chứng này dễ nhầm sang một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đau dạ dày nên nhiều người áp dụng cách điều trị không phù hợp.
Vàng da
Tùy vào tiến triển của sỏi mật mà mức độ vàng da của người bệnh khác nhau. Triệu chứng này thường kèm theo hiện tượng ngứa nhiều. Tuy nhiên, khi có những triệu chứng đau kéo dài ở vùng mạn sườn phải: đau âm ỉ hoặc đau dữ dội lan ra sau lưng hoặc vùng thượng vị; sốt cao, vàng da, nước tiểu vàng… thì cũng là lúc bệnh sỏi mật gây biến chứng nặng.
8 nhóm người có nguy cơ cao bị bệnh sỏi mật?
Bất cứ ai cũng có thể bị sỏi mật. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên ở trong những tình trạng dưới đây thì nguy cơ bạn mắc bệnh sỏi mật sẽ cao hơn những người bình thường khác:
– Người lười vận động
– Người có chế độ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, ít chất xơ
-Người thừa cân, béo phì
– Người uống thuốc tránh thai thường xuyên
– Người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, mắc các bệnh rối loạn máu
– Người có tiền sử gia đình mắc sỏi mật
– Người mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan
– Giảm cân nhanh cũng tăng nguy cơ mắc bệnh
Nếu thuộc một trong những đối tượng trên, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên hoặc hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu sức khỏe có những bất thường.
Làm gì để phòng ngừa sỏi mật tái phát?
– Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo khoa học và an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay sỏi cholesterol gia tăng chính là do chế độ ăn không lành mạnh: dùng đồ ăn nhanh, đồ ăn giàu chất béo bão hòa. Do đó để phòng sỏi cholesterol, nên hạn chế đồ ăn dầu mỡ, nội tạng động vật; cần tăng cường chất xơ như rau, củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám để làm chậm hấp thu đường máu, mỡ máu (cholesterol) từ đó ngăn ngừa hình thành sỏi cholesterol trong túi mật.
– An toàn vệ sinh thực phẩm: thực phẩm bẩn, không an toàn sẽ gây hại cho lá gan và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng (giun, sán).
– Hạn chế sử dụng rượu bia, uống đủ lượng nước trong ngày để tăng khả năng thải độc cho gan.
– Tăng cường vận động thể lực và quản lý căng thẳng để tăng cường vận động đường mật.
4 thực phẩm tốt cho dạ dày, nên ăn thường xuyên để bảo vệ nội tạng
GĐXH – Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý thường gặp, trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm.
4 loại rau quả giàu dinh dưỡng hơn sau khi nấu chín