Cuộc cách mạng chữa ung thư không cần hóa trị

Khi phát hiện bị ung thư vú, bác sĩ da liễu Seema Doshi hoảng sợ, may mắn bà là một trong những bệnh nhân chỉ phải dùng thuốc trị bệnh mà không cần vào hóa chất.

“ Thế giới của tôi đảo lộn. Tôi đã nghĩ ‘Xong rồi, mình phải làm hóa trị”, người phụ nữ 46 t.uổi kể lại cảm xúc ở thời điểm chẩn đoán. Song bà đã lầm.

Doshi là một trong số những bệnh nhân may mắn được hưởng thành quả của cuộc cách mạng thầm lặng trong điều trị ung thư vú, mục tiêu là giảm số người phải làm hóa trị. Tiến sĩ Gabriel Hortobagyi, chuyên gia tại Trung tâm Ung thư MD Anderson ở Houston, cho biết trong nhiều thập kỷ, hóa trị được coi là lựa chọn căn bản xử lý khối u vú và nhiều bệnh ung thư khác.

Tuy nhiên, theo dữ liệu từ nhiều nguồn và ý kiến của bác sĩ, số bệnh nhân làm hóa trị đã giảm dần theo thời gian. Xét nghiệm di truyền đ.ánh giá được liệu hóa trị có phải liệu pháp tối ưu hay không. Thực tế, uống thuốc là sự lựa chọn tốt hơn đối với nhiều người. Tùy theo tình trạng bệnh ung thư, ngày càng nhiều bác sĩ sẵn sàng loại bỏ các hình thức chữa bệnh vô ích.

Kết quả, mỗi năm, hàng nghìn người không phải trải qua giai đoạn hóa trị đáng sợ, kèm rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi, có khả năng gây tổn thương vĩnh viễn cho tim và dây thần kinh. Giảm thiểu hóa trị cũng được ghi nhận ở một số bệnh ung thư khác, như ung thư phổi – nguyên nhân gây t.ử v.ong phổ biến nhất ở Mỹ.

Tuy nhiên, các lựa chọn thay thế hóa trị không phân bổ đồng đều, phần nhiều phụ thuộc vào bệnh viện và từng bác sĩ. Đối với một số bệnh nhân may mắn, mọi thứ đã thay đổi. Hiện, dù chỉ định hóa trị, bác sĩ thường kê ít thuốc trong thời gian ngắn hơn.

cuoc cach mang chua ung thu khong can hoa tri 6b4 6060616

Bác sĩ da liễu Seema Doshi (giữa), 46 t.uổi, cùng hai con trai. Ảnh: NY Times

Tiến sĩ Lisa Carey, chuyên gia ung thư vú tại Đại học Bắc Carolina, cho biết: “Câu chuyện đã khác hoàn toàn”. Còn tiến sĩ Robert Vonderheide, chuyên gia ung thư phổi Đại học Pennsylvania, nhớ lại ngày đầu hành nghề, khoảng 20 năm về trước.

“Chủ đề hội chẩn khi ấy là ‘Nên cho bệnh nhân dùng hai hay ba loại hóa trị?’”, ông kể lại. Thậm chí, các nhà khoa học còn thử nghiệm lâm sàng xem 4 liệu trình hóa trị có hiệu quả hơn hay không.

“Giờ thì chúng tôi có thể gặp bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối và chỉ định ‘Không hóa trị”, ông nói.

Các hướng dẫn điều trị ung thư vú của Viện Ung thư Quốc gia cách đây 30 năm rất khắc nghiệt: hóa trị cho khoảng 95% bệnh nhân.

Sự thay đổi bắt đầu cách đây khoảng 15 năm, khi thuốc điều trị ung thư vú Herceptin được chấp thuận, trở thành giải pháp cho khoảng 30% bệnh nhân có một loại protein đặc biệt trên bề mặt khối u. Nó được dùng song song hóa trị, giảm một nửa nguy cơ tái phát và t.ử v.ong vì ung thư vú.

Theo nghiên cứu, Herceptin hiệu quả khi sử dụng độc lập, không cần kết hợp hóa trị và giúp cải thiện bệnh đáng kể. Đây là thời điểm giới y khoa bắt đầu “phá bỏ định kiến” về hóa trị trong chữa bệnh ung thư.

Song thay đổi liệu pháp tồn tại từ lâu là điều khó khăn. Tiến sĩ Hortobagyi nhận định kê giảm lượng thuốc cũng là quyết định “đáng sợ”.

“Việc điều trị nối tiếp điều trị với lời hứa nếu bổ sung thuốc, kết quả có thể cải thiện, dễ dàng hơn rất nhiều”, ông nói.

cuoc cach mang chua ung thu khong can hoa tri 9d8 6060616

Nhân viên y tế chuẩn bị thuốc ung thư Herceptin tại Maryland, Mỹ. Ảnh: NY Times

Nhiều năm trôi qua, ngày càng nhiều bác sĩ chuyên khoa ung thư thay đổi quan điểm, dựa trên nghiên cứu và thuốc mới. Khảo sát trên gần 3.000 phụ nữ từ năm 2013-2015 cho thấy việc sử dụng hóa trị trong giai đoạn đầu ung thư vú giảm từ 26% xuống còn 14%. Những người bị ung thư hạch bạch huyết, số liệu trình hoá trị giảm từ 81% xuống 64%.

Theo nghiên cứu gần hơn, thực hiện trên hơn 500 phụ nữ từ 60 t.uổi trở lên, số người được hóa trị trong giai đoạn 2012-2019 giảm từ 35% xuống còn 19%.

Công nghệ giải trình tự gene với chi phí thấp hơn đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi này. Công nghệ giúp bác sĩ kiểm tra khối u dễ dàng, xem liệu chúng có đáp ứng với các loại thuốc hay không. Các xét nghiệm di truyền có thể xem xét mảng protein trên tế bào ung thư, dự đoán chính xác bệnh nhân nào nên và không nên làm hóa trị.

Hiện có ít nhất 14 loại thuốc ung thư mới trên thị trường, ba loại được phê duyệt vào năm ngoái, hàng chục loại khác đang thử nghiệm lâm sàng, hàng trăm ứng viên ở giai đoạn phát triển ban đầu.

Một số bệnh nhân hưởng lợi từ việc điều trị hoàn toàn bằng thuốc, loại bỏ hóa trị. Thời gian sống sót trung bình của phụ nữ ung thư vú di căn sử dụng Herceptin tăng lên 20 tháng vào đầu những năm 1990, đến nay là khoảng 57 tháng. Một số người thuyên giảm sau khoảng 10-15 năm kể từ khi bắt đầu điều trị.

‘Bài’ vaccine, chi phí gấp 100 lần cho thuốc trị Covid-19

Nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 do không chịu tiêm vaccine, đã chi phí điều trị bằng thuốc kháng thể đơn dòng có giá cao gấp 100 lần và khiến nguồn cung khan hiếm.

Lanson Jones, một vận động viên quần vợt tại Houston, chưa từng nghĩ minh sẽ mắc Covid-19. Không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi đại dịch, ông từ chối tiêm vaccine vì nghĩ nó không tốt cho sức khỏe.

Song sau khi nhiễm virus, ông mất niềm tin vào khả năng tự miễn dịch của bản thân. Mũi tắc nghẽn, mất cảm giác thèm ăn, Jones bắt đầu tìm kiếm mọi hình thức điều trị để vượt qua căn bệnh ác mộng.

Ông tìm đến phương pháp kháng thể đơn dòng, loại thuốc lâu đời có tính thử nghiệm tương tự vaccine, dành cho người đã nhiễm bệnh. Tại Bệnh viện Giám lý Houston vào tháng này, người đàn ông 65 t.uổi trở thành một trong hơn một triệu bệnh nhân tại Mỹ được truyền kháng thể, kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Những người Mỹ còn hoài nghi vaccine tỏ ra nhiệt tình với liệu pháp, kiên nhẫn truyền dịch trong thời gian dài, sau khi từ chối tiêm chủng có giá thấp hơn 100 lần. Điều này khiến bác sĩ kinh ngạc. Các đơn thuốc bùng nổ nhanh chóng vào mùa hè, lên đến hơn 168.000 liều mỗi tuần vào cuối tháng 8, tăng từ 27.000 liều vào tháng 7. Chính quyền Joe Biden thậm chí cảnh báo các bang vì nguồn cung quốc gia đang giảm dần.

Giữa cơn bão tin giả của hội nhóm chống vaccine, kháng thể đơn dòng trở thành loại thuốc Covid-19 hiếm hoi được chấp nhận rộng rãi. Nó được quảng bá bởi cả bác sĩ và MC truyền hình, song việc phụ thuộc quá nhiều vào liệu pháp kháng thể khiến số người c.hết tăng cao, lên hơn 2.000 mỗi ngày.

“Những người bạn yêu thương, tin tưởng, không nói bất cứ thứ gì tiêu cực về nó (liệu pháp kháng thể). Trong khi xung quanh vaccine chỉ toàn điều tiêu cực về tác dụng phụ và tốc độ phát triển nhanh chóng”, ông Jones nói.

Các nhà khoa học cho rằng nâng cao tỷ lệ tiêm chủng sẽ làm giảm nhu cầu điều trị bằng kháng thể, vốn tốn kém (2.100 USD một liều) ngay từ đầu. Quá trình truyền dịch mất khoảng một tiếng rưỡi, bao gồm cả thời gian theo dõi sau đó. Người bệnh cũng cần có y tá túc trực, trong khi đột ngũ y tế đã chịu nhiều áp lực.

Tiến sĩ Christian Ramers, chuyên gia bệnh truyền nhiễm kiêm trưởng bộ phận y tế dân số tại Trung tâm Sức khỏe Gia đình San Diego, cho biết: “Nó làm tắc nghẽn nguồn lực. Một số loại vaccine 20 USD có thể ngăn ngừa gần như tất cả điều này”. Ông cho rằng thúc đẩy biện pháp kháng thể trong khi bài xích vaccine “giống như đầu tư bảo hiểm ôtô mà không lắp phanh”.

Dù vậy, kháng thể đơn dòng vẫn là biện pháp hữu ích với những người đã mắc Covid-19. Thuốc từng được sử dụng cho cựu Tổng thống Donald Trump khi ông nhiễm virus vào cuối năm ngoái. Kháng thể do hãng Regeneron và Eli Lilly phát triển đã được chứng minh là làm giảm 70% triệu chứng và nguy cơ nhập viện. Người bệnh chỉ cần truyền dịch một lần, thuốc chứa các bản sao kháng thể chống lại nCoV được tạo ra trong phòng thí nghiệm, tương tự miễn dịch tự nhiên của con người.

Cả bác sĩ và bệnh nhân đều không chú ý đến phương pháp này trong mùa đông năm ngoái. Song nhiều bệnh viện và trung tâm y tế hiện đã tăng cường cung cấp dịch vụ, biến phòng nha khoa, khu điều trị lưu động thành trung tâm truyền dịch. Ở những bang như Texas, các ca phẫu thuật không khẩn cấp bị hoãn lại, nhường chỗ và nguồn nhân lực cho bệnh nhân Covid-19 truyền kháng thể.

Một yếu tố thúc đẩy nhu cầu bệnh nhân, gồm cả người không tin tưởng vaccine, là những câu chuyện truyền miệng về khả năng phục hồi kỳ diệu sau điều trị.

“Người bệnh bảo ‘Tôi bị Covid-19, tôi muốn điều trị bằng cách này, tôi đã được bạn bè và người thân mách cho. Giờ thì mọi thứ lan truyền chóng mặt”, Jennifer Berry, giám đốc điều dưỡng của Houston Methodist, cho biết.

Tại đây, các y tá thực hiện gần 1.100 lần điều trị trên 8 địa điểm trong tuần đầu tháng 9, nhiều hơn gấp đôi so với mùa đông năm ngoái. Bệnh viện giảm thời gian trung bình giữa các lần đặt thuốc và truyền dịch từ ba ngày xuống còn hai ngày trong tháng này, giúp bệnh nhân chống n.hiễm t.rùng tốt hơn. Do đón quá nhiều bệnh nhân nặng, một bệnh viện đã phải chuyển phòng truyền kháng thể đơn dòng đến trung tâm thương mại.

bai vaccine chi phi gap 100 lan cho thuoc tri covid 19 509 6054223

Bệnh nhân được truyền kháng thể đơn dòng tại Houston Methodist, tháng 9/2021. Ảnh: NY Times

Dù vậy, nhiều người vẫn không thể tiếp cận điều trị. Do yêu cầu nhân viên và địa điểm, liệu pháp không thể tiến hành tại một số khu vực, chẳng hạn vùng nông thôn thiếu thốn phòng khám chuyên biệt.

Theo tiến sĩ Ramers, tại San Diego, một số bệnh viện lớn đã quyết định không sử dụng kháng thể đơn dòng vì phức tạp hậu cần. Những bệnh nhân giàu có, bảo hiểm loại tốt đã săn lùng liệu pháp tại các phòng khám được công quỹ tài trợ. Một số y tá được tiến sĩ Ramers thuê để giám sát điều trị kháng thể đã nghỉ việc để chuyển sang vị trí được trả lương cao hơn ở khu hồi sức tích cực đang quá tải.

Trong số 2,4 triệu liều kháng thể đơn dòng phân phối ra toàn quốc, ít nhất 1,1 triệu liều đã được sử dụng. Khó có thể xác định lượng thuốc còn trên kệ vì báo cáo chưa đầy đủ. Song nguồn cung liên bang dần khan hiếm do nhu cầu tăng vọt từ một số bang miền Nam, nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Bệnh viện ở Bắc Carolina cần khoảng 15.000 liều kháng thể mỗi tuần, theo cơ quan y tế, nhiều gấp đôi so với lượng hàng do chính phủ liên bang phân bổ. Các phòng khám ở Florida thiếu khoảng 41.000 liều trong đợt hàng mới nhất.

Nhiều bác sĩ cảnh báo phương pháp kháng thể đơn thuần, dù hiệu quả, vẫn không thể theo kịp đợt bùng phát mới. Trong khi vaccine bảo vệ vô số người, một liều truyền dịch chỉ giúp điều trị cho một bệnh nhân. Liệu pháp phải được thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ khi có triệu chứng, chúng vô ích với hầu hết các bệnh nhân nhập viện. Việc nhận kháng thể một lần cũng không còn hiệu quả nếu một người tái nhiễm nCoV.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *