Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Vì thế, Bộ Y tế khuyến khích cơ quan, đơn vị, người dân tự lấy mẫu và xét nghiệm test kháng nguyên nhanh. Nếu kết quả dương tính cần báo với cơ quan y tế.
Bộ Y tế vừa có công văn Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác xét nghiệm SARS-CoV-2.
Theo đó, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Chính phủ và Bộ Y tế xác định xét nghiệm thần tốc là then chốt để sớm kiểm soát dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt theo diễn biến dịch bệnh, chuyển dần các vùng nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và vùng nguy cơ sang trạng thái bình thường mới.
Vì thế, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp, chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, tiếp tục nâng cao ý thức người dân về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, hướng dẫn người dân chủ động, tự giác chấp hành các biện pháp phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, cần chỉ đạo, triển khai việc lấy mẫu xét nghiệm theo vùng nguy cơ.
Cụ thể:
– Tại các khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao: xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR (RT-PCR).
– Tại khu vực nguy cơ thực hiện xét nghiệm định kỳ 5-7 ngày một lần, tại vùng bình thường mới thực hiện xét nghiệm khi cơ quan, đơn vị, người dân có nhu cầu hoặc theo đ.ánh giá nguy cơ của cơ quan y tế. Khuyến khích cơ quan, đơn vị, người dân thực hiện tự lấy mẫu và xét nghiệm test kháng nguyên nhanh.
Trong trường hợp, kết quả xét nghiệm test kháng nguyên nhanh âm tính cần tiếp tục theo dõi và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Nếu có kết quả dương tính cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế và thông báo ngay kết quả tới cơ sở y tế nơi sinh sống (trạm y tế cấp xã, trung tâm y tế cấp huyện, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh,…) hoặc đường dây nóng do cơ quan y tế trên địa bàn công bố hoặc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin khai báo Covid-19 để xử lý theo quy định.
Các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan, trên cơ sở hệ thống sẵn có, thành lập, duy trì, công bố trên website của Sở Y tế số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin kết quả tự xét nghiệm test kháng nguyên nhanh dương tính của cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn.
Đồng thời, công bố trên website của Sở Y tế, phương tiện thông tin đại chúng danh sách sinh phẩm xét nghiệm test kháng nguyên nhanh đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký, cấp giấy phép nhập khẩu tại Việt Nam và danh sách các nhà thuốc, cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế có cung cấp các sinh phẩm này trên địa bàn để cơ quan, đơn vị và người dân dễ tiếp cận, sử dụng hiệu quả.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện.
Đừng ầu ơ với mạng người!
Ngay trong đêm 25-3, thêm 3 bệnh nhân bị ngộ độc liên quan đến việc sử dụng patê chay ở Bình Dương phải nhập viện. Liên quan đến vụ việc, trước đó đã có 1 phụ nữ t.ử v.ong, hiện con gái và chị gái của bệnh nhân này vẫn đang được điều trị.
Ảnh minh họa
Vụ ngộ độc thực phẩm trên rất nghiêm trọng và số người tham dự bữa ăn còn nhiều nhưng chưa được theo dõi sức khỏe đầy đủ. Ngoài TP HCM yêu cầu ngưng sử dụng patê chay thì cho đến nay, các cơ quan chức năng, kể cả cơ quan y tế, vẫn chưa truy được nguồn thực phẩm gây ngộ độc và chưa có cảnh báo cụ thể nào đối với người tiêu dùng. Điều này đồng nghĩa những nạn nhân tiềm tàng có thể vẫn còn, bởi mối nguy hiểm đang trên đường đến bữa ăn của người dân.
Nói đến ngộ độc patê chay chắc hẳn ai cũng còn nhớ nỗi kinh hoàng mang tên Pate Minh Chay diễn ra khoảng tháng 8-2020. Chất độc trong Pate Minh Chay làm hàng loạt người phải nhập viện và đã có người sau một thời gian điều trị vẫn không qua khỏi. Khi những nạn nhân ban đầu đặt nghi vấn ngộ độc từ thực phẩm này, các cơ quan y tế chuyên ngành rất chậm chạp mới xác định được độc tố. Trong thời gian dài chưa bị cấm sử dụng, patê độc hại này tiếp tục được đưa ra thị trường đến tay người tiêu dùng. Vụ việc nghiêm trọng đến độ TP HCM phải tức tốc cảnh báo đến 1.300 khách hàng đã mua sản phẩm Pate Minh Chay, đề nghị người dân ngừng sử dụng tức khắc.
Qua vụ việc trên, các cơ quan chức năng đã thấy hàng loạt lỗ hổng trong quản lý thực phẩm đóng hộp. Từ việc t.iền kiểm chuyển sang hậu kiểm nhưng sự lơ là của các cơ quan kiểm tra đã không ngăn được nguy cơ ngộ độc ra thị trường. Sự phản ứng chậm chạp của cơ quan y tế trong việc truy nguồn độc tố đã không kịp ngăn chặn mối nguy hiểm. Những lỗ hổng này tưởng chừng đã được khắc phục nhưng có vẻ không hiệu quả và vụ ngộ độc ở Bình Dương là minh chứng quá cụ thể.
Cũng cần nhắc lại, độc tố Botulinum được xem là chất độc sinh học mạnh nhất mà con người từng biết đến. Nó được sản sinh bởi vi khuẩn Clostridium Botulinum có trong các loại thực phẩm đóng hộp. Nếu điều kiện chế biến, bảo quản không đủ an toàn, nguy cơ ngộ độc bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. Cả 2 vụ ngộ độc patê chay trên đều được các chuyên gia chống độc xác định do độc tố Botulinum.
Theo số liệu của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế công bố vào tháng 6-2020, từ năm 2015-2019, cả nước ghi nhận 1.556 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 47.400 người mắc; trong đó có 271 người c.hết, hơn 40.000 người phải nhập viện điều trị. Chỉ riêng 5 tháng đầu năm 2020 có 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm c.hết 22 người.
Con số rất đáng sợ! Và càng đáng sợ hơn khi có những loại độc tố do nuôi trồng mất an toàn, sử dụng hóa chất tùy tiện để kiếm lợi, dùng chất kích thích độc hại… ngấm dần vào thực phẩm nhưng vẫn có nhiều đường để đưa ra thị trường. Những loại thực phẩm này chưa được cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời, đang âm thầm lên bàn ăn của chúng ta hằng ngày và sự tàn phá của nó đối với cơ thể là không thể tưởng tượng nổi.