Một nghiên cứu chuyên sâu về tác động của chế độ ăn đến sự phát triển của t.rẻ e.m vừa được xuất bản trên chuyên san American Journal of Clinical Nutrition (tạm dịch: Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ).
Một phần ăn chay của trẻ. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa chiều cao thấp hơn, hàm lượng khoáng chất trong xương thấp hơn ở t.rẻ e.m ăn thuần chay so với những trẻ ăn thịt.
Nghiên cứu đã xem xét sự khác biệt ở 157 t.rẻ e.m khỏe mạnh từ 5 – 10 t.uổi ở Ba Lan từ năm 2014 – 2016. Trong đó, 72 trẻ ăn thịt, 63 trẻ ăn chay (không thịt, cá) và 52 trẻ ăn thuần chay (không thịt, cá, trứng và sản phẩm từ sữa động vật). Các nhà khoa học phát hiện rằng so với trẻ ăn thịt, trẻ ăn thuần chay có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn, với mức cholesterol không lành mạnh thấp hơn 25%.
Tuy nhiên, trẻ ăn chay/thuần chay có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng cao hơn với hàm lượng vitamin B12, canxi, vitamin D và sắt thấp hơn trong chế độ ăn uống. T.rẻ e.m trong chế độ ăn thuần chay có hàm lượng khoáng chất trong xương thấp hơn khoảng 5% và chiều cao trung bình thấp hơn 3 cm. Tuy nhiên, các nhà khoa học không tìm thấy bằng chứng rõ ràng cho thấy chế độ ăn thuần chay là nguyên nhân chính gây ra sự khác biệt cũng như liệu sự khác biệt này có kéo dài đến t.uổi trưởng thành hay không.
Theo các chuyên gia, bất kỳ chế độ ăn nào cũng sẽ có những lợi ích hoặc vấn đề về dinh dưỡng và sức khỏe riêng. Điều quan trọng là phụ huynh cần đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ chất, cân bằng tất cả các nhóm thực phẩm; hạn chế tối đa việc cho trẻ tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối, đường và chất béo bão hòa (là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ).
Thanh niên 25 t.uổi mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ nói: Uống loại nước này nhiều khác nào tự “bơm đường” vào người
Dù anh không ăn thịt nhưng thói quen sử dụng các loại đồ uống không có lợi cho sức khỏe chính là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.
Thời gian gần đây, dân mạng Trung Quốc xôn xao về tin tức một thanh niên ăn chay trường hàng ngày nhưng bỗng được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể, anh Xiaogao (25 t.uổi) có thói quen ăn rất ít thịt từ khi nhỏ. Anh thường chỉ động đến thịt trong những buổi tối dùng bữa cùng người thân và bạn bè.
Vài năm gần đây, Xiaogao chuyển sang ăn chay trường để bảo vệ sức khỏe. Dù vậy, anh lại rất thích ăn đồ ngọt, thậm chí sẽ cảm thấy khó chịu nếu như không được dùng loại thực phẩm này trong thời gian dài.
Ảnh minh họa. Nguồn: Sohu
Vào khoảng 2 tháng trước, khi Xiaogao đi vệ sinh, mắt anh đột nhiên tối sầm và ngất xỉu ngay sau đó. Khi được đưa đến bệnh viện, anh được các bác sĩ chẩn đoán là lượng đường trong m.áu đã lên tới 15,6 – một mức đường huyết khá cao, chứng tỏ anh đã mắc bệnh tiểu đường.
Điều này khiến Xiaogao lấy làm lạ, anh là một người ăn chay, ít khi ăn thịt vì sao lại có thể mắc tiểu đường? Sau một thời gian trò chuyện với bác sĩ, cuối cùng Xiaogao đã có câu trả lời cho mình: Dù anh không ăn thịt nhưng thói quen sử dụng các loại đồ uống không có lợi cho sức khỏe chính là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.
Loại đồ uống gây bệnh tiểu đường cho Xiaogao là gì?
Xiaogao kể với bác sĩ rằng mình rất thích uống nước có gas. Thậm chí, anh còn thay hoàn toàn nước lọc bằng nước có gas nên hàm lượng đường trong m.áu tăng cao.
Hiện nay, các loại đồ uống có gas là lựa chọn yêu thích của giới trẻ. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều nước uống có gas làm suy giảm hệ miễn dịch, gây ra các căn bệnh mãn tính nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, ung thư… bởi chúng chứa nhiều thành phần có hại cho cơ thể như đường, khí cacbonic, phẩm màu và chất bảo quản, dễ dẫn đến tình trạng béo phì, ảnh hưởng quá trình hấp thụ của đường tiêu hóa, gây ra một số bệnh không mong muốn.
Trong trường hợp của Xiaogao, do uống nước có gas thay nước lọc nên hàm lượng glucose vượt mức cho phép, làm mất khả năng sản sinh insulin, đây chính là nguyên nhân hình thành nên bệnh tiểu đường.
Ngoài đồ uống có gas, 2 loại nước sau cũng có thể làm tăng đường huyết
1. Nước tăng lực
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong thành phần nước tăng lực giàu caffeine và carbohydrate, có khả năng làm tăng đường huyết, gây ra tình trạng kháng insulin. Ngoài ra, hấp thụ quá nhiều caffeine sẽ làm sản sinh cảm giác lo lắng, tăng huyết áp và gây mất ngủ.
2. Nước ép trái cây
Nước ép trái cây bổ dưỡng nhưng chứa hàm lượng carbohydrate rất cao, gây thừa cân, nặng hơn là hình thành bệnh tiểu đường. Nếu muốn sử dụng nước ép trái cây mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nên chọn các loại trái cây nguyên chất 100%, không cho thêm đường và chỉ nên uống hạn chế.
2 thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ tiểu đường
– Ăn nhiều đồ ngọt
Mặc dù đồ ngọt có hương vị thơm ngon, giúp cải thiện tâm trạng nhưng lại gây kích thích thần kinh, gia tăng hưng phấn, lâu ngày sẽ làm tăng lượng đường trong m.áu, gây ra bệnh tiểu đường.
– Ăn quá no
Ăn quá no trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, cản trở quá trình loại bỏ dầu thừa, dẫn đến bệnh béo phì – là yếu tố quan trọng nhất làm lượng đường trong m.áu tăng cao.
Dấu hiệu nhận biết người có lượng đường trong m.áu cao
Khi lượng đường trong m.áu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, là dấu hiệu nhận biết cơ bản của bệnh tiểu đường. Theo chuyên gia, nếu thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây, tức là cơ thể đang phát tín hiệu cảnh báo lượng trong m.áu đang vượt mức cho phép:
– Thiếu năng lượng.
– Cân nặng giảm mạnh.
– Da bị ngứa.
– Mắt mờ, suy giảm thị lực.
– Tăng lượng nước tiểu.
– Khó hấp thụ được hết thức ăn.
Muốn hạ đường huyết trong cơ thể, hãy duy trì 2 thói quen dưới đây
– Kiểm soát cân nặng
Chúng ta đều biết béo phì ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chẳng hạn như làm tăng lượng đường trong m.áu. Vậy nên, hãy duy trì cân nặng ổn định bằng các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, tránh vận động với cường độ quá cao, không những ảnh hưởng đến chỉ số đường trong m.áu mà còn hình thành nhiều tác dụng phụ khác.
– Thường xuyên theo dõi lượng đường trong m.áu
Sau độ t.uổi 45, khả năng miễn dịch trong cơ thể suy giảm, do đó nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm cũng tăng theo. Lời khuyên cho bạn là nên duy trì thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt với những người có đường huyết cao thì nên theo dõi tình trạng sức khỏe hàng ngày. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường, mức độ nguy hại nghiêm trọng thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất.