Theo bác sĩ Đinh Quang Thanh, rất nhiều bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc. Lý do chính là họ đã chứng kiến những cảnh mất mát trong gia đình mình hoặc bên trong phòng bệnh.
Từ thời điểm đợt dịch thứ 4 bùng phát tại TP.HCM, Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp đã đưa vào hoạt động chuyên khoa Điều trị Covid-19.
Đây là nơi tiếp nhận và thu dung các F0 cấp cứu, điều trị từ thể nhẹ, trung bình đến nặng (phân tầng thứ 2), đồng thời hỗ trợ bệnh nhân hồi phục chức năng sức khỏe bị tổn thương do SARS-CoV-2.
Theo bác sĩ Đinh Quang Thanh, cố vấn chuyên môn phụ trách khoa Điều trị Covid-19, những bệnh nhân mắc Covid-19 không chỉ bị tổn thương phổi như nhiều người vẫn nghĩ.
Đặc biệt ở giai đoạn hậu Covid-19 khi người bệnh đã có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV, họ vẫn mang nhiều di chứng cả về thể chất và tinh thần nghiêm trọng, cần có phương pháp phục hồi hiệu quả.
Bác sĩ Đinh Quang Thanh, cố vấn chuyên môn phụ trách khoa Điều trị Covid-19, Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp.
Di chứng sức khỏe hậu Covid-19
Bác sĩ Thanh cho biết Covid-19 là bệnh tổn thương đa cơ quan, có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tuần hoàn, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu… đối với người bệnh.
Do virus tác động đến nhiều chức năng sức khỏe, di chứng hậu Covid-19 cũng kéo dài và trở thành gánh nặng đối với bệnh nhân, gia đình và xã hội.
“Giai đoạn hậu Covid-19 đặc biệt nghiêm trọng đối với những bệnh nhân ở mức độ nặng hoặc nguy kịch. Nhiều bệnh nhân sau khi tải lượng virus đã hết nhưng vẫn còn những biến chứng, khó phục hồi hoàn toàn bởi đa số tạng đã bị tổn thương.
Một nghiên cứu cho thấy nhiều bệnh nhân Covid-19 đã có kết quả âm tính trong 6 tháng nhưng vẫn xuất hiện tình trạng suy thận, một số còn bị ảnh hưởng đến vùng da, rụng tóc…”, bác sĩ Thanh chia sẻ với Zing .
Một số bệnh nhân Covid-19 thể nặng được y bác sĩ hỗ trợ phục hồi thụ động.
Theo bác sĩ Thanh, so với giai đoạn điều trị, giai đoạn phục hồi hậu Covid-19 cũng rất quan trọng. Bệnh nhân thật sự cần thiết được chú ý phục hồi chức năng sức khỏe ngay từ khi mới nhiễm bệnh để tránh di chứng nặng về sau.
“Đối với bệnh nhân ở thể nhẹ và ít triệu chứng, việc phục hồi của họ đơn giản hơn. Những F0 này chỉ cần tập những bài tập thông thường như tập thở, cơ hô hấp, vận động nhóm cơ… Phương pháp này giúp những nhóm cơ của họ có thể hoạt động tốt trong trường hợp tình trạng bệnh chuyển nặng.
Còn với nhóm bệnh nhân nặng, họ được nhân viên y tế đến tận nơi hướng dẫn những bài tập vận động. Nếu họ quá yếu sức, bác sĩ phải giúp họ tập thụ động. Đây là biện pháp điều trị hữu ích, mang lại hiệu quả bên cạnh thuốc và thiết bị y tế”, bác sĩ Thanh nói.
Những bài tập đối với bệnh nhân Covid-19 không chỉ là vật lý trị liệu mà còn phải phối hợp cùng hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, thể dục thể thao, dụng cụ chỉnh hình, tâm lý trị liệu… nhằm giúp bệnh nhân có thể phục hồi chức năng toàn diện một cách hiệu quả.
Khi bệnh nhân giảm hầu hết triệu chứng bệnh và được về nhà, họ vẫn được bác sĩ khuyến cáo phải tiếp tục tập luyện phục hồi chức năng hô hấp, nhận thức, cảm giác để điều chỉnh hành vi và nhận thức.
Nhiều F0 trầm cảm, muốn t.ự t.ử hậu Covid-19
Bác sĩ Thanh cho biết di chứng tâm lý là một vấn đề rất phổ biến, nghiêm trọng đối với những F0 hậu Covid-19.
Qua phương pháp chụp CT, bác sĩ thấy rằng nhiều bệnh nhân Covid-19 có tình trạng xuất huyết não ở vùng thái dương chẩm bên trái. Đây chính là một di chứng của Covid-19, cho thấy SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
“Hậu Covid-19, rất nhiều bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc. Họ giận dữ, căng thẳng, cảm thấy áp lực nặng nề. Một số người còn gặp tình trạng trầm cảm, thậm chí muốn t.ự t.ử.
Lý do của vấn đề tâm lý này là bởi bệnh nhân chứng kiến những cảnh mất mát lần lượt trong chính gia đình mình hoặc ngay bên trong phòng bệnh… Những tin tức tiêu cực đó khiến họ gặp tình trạng kích thích thần kinh, mất ngủ hoặc nhức đầu”, bác sĩ Thanh nói.
Một số bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ, đang phục hồi tích cực tại bệnh viện.
Theo bác sĩ, những tổn thương về tâm lý của bệnh nhân hậu Covid-19 thường dễ bị bỏ qua, tuy nhiên lại là yếu tố mang đến hậu quả nặng nề, cần mất nhiều thời gian để phục hồi.
Do vậy, các bác sĩ không chỉ giúp bệnh nhân phục hồi chức năng hô hấp mà còn phải lưu tâm về vấn đề sức khỏe tâm thần và các nhóm bệnh lý khác, giúp bệnh nhân có thể nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường.
Đối với những người bệnh không có điều kiện đến bệnh viện hoặc nhận sự trợ giúp từ xa của y bác sĩ, họ vẫn có thể tự tìm hiểu về phương pháp phục hồi hậu Covid-19 và áp dụng tại nhà.
“Bệnh nhân có thể đến được bệnh viện hoặc gặp bác sĩ là tốt nhất, lúc này bác sĩ mới có thể quan sát, theo dõi tình trạng của họ và đưa ra phương án phục hồi phù hợp.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không có điều kiện như trên, họ có thể tham khảo thông tin về phục hồi chức năng hậu Covid-19 từ nguồn tin chính thống. Người bệnh tuyệt đối không đọc những tin tức trôi nổi, không kiểm chứng trên mạng, điều đó càng gây nên nỗi hoảng sợ, lo lắng thêm”, bác sĩ Thanh cho hay.
Nơi giúp F0 tập hít sâu, thở đều, phục hồi phổi ở TP.HCM.Qua giai đoạn nguy hiểm vì Covid-19, nhiều bệnh nhân vẫn gặp khó trong việc hít thở. Họ sẽ được bác sĩ giúp phục hồi chức năng hô hấp, vật lý trị liệu để cải thiện chức năng phổi.
Trong ngày 27/9, Bộ Y tế công bố 10.528 F0 khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi lên 538.454 người.
Hệ số lây nhiễm theo thời gian (Rt) tại TP.HCM chỉ còn dao động ở mức 0,88-0,9. Hệ số lây nhiễm này đã giảm mạnh so với đỉnh điểm (ở mức 5) và duy trì mức thấp kéo dài khoảng 2 tuần qua. Từ ngày 15/9, số ca t.ử v.ong tại thành phố bắt đầu giảm.
Covid-19 làm giảm lượng chất xám trong não
Nghiên cứu mới do Đại học Georgia và Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) phối hợp thực hiện phát hiện những bệnh nhân Covid-19 phải dùng máy thở hoặc bị sốt khi điều trị, có thể gặp phải biến chứng thần kinh do khối lượng chất xám ở vùng não trước bị suy giảm, theo chuyên trang Medical Xpress.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Cụ thể, kết quả nghiên cứu được công bố trên tập san Neurobiology of Stress cho thấy tình trạng này có thể kéo dài đến 6 tháng kể từ khi bệnh nhân xuất viện.
Chất xám đóng vai trò quan trọng giúp xử lý thông tin trong não. Lượng chất xám thay đổi bất thường có thể ảnh hưởng tới cách tế bào thần kinh hoạt động và giao tiếp.
Trước đó, nhóm nghiên cứu phân tích ảnh chụp cắt lớp ở 120 bệnh nhân thần kinh, bao gồm 58 người mắc Covid-19 và 62 người không mắc bệnh. Kết quả cho thấy ở những bệnh nhân mắc Covid-19 nghiêm trọng, thể tích chất xám ở vùng não trước thấp bất thường, ngay cả khi kiểm soát được bệnh về mạch m.áu não.
Chất xám giảm sút tại vùng não này cũng được ghi nhận ở bệnh nhân bị kích động. Điều này ngụ ý rằng thay đổi về lượng chất xám tại vùng não trước có thể là nguyên nhân dẫn tới chứng rối loạn cảm xúc thường thấy ở bệnh nhân Covid-19.