4 sai lầm nghiêm trọng F0 hay gặp khi điều trị tại nhà

Dưới đây, các bác sĩ sẽ chia sẻ về những sai lầm F0 hay mắc phải.

4 sai lam nghiem trong f0 hay gap khi dieu tri tai nha d2e 6061146

Bác sĩ Lê Đức Thế Tài – Đang học nội trú tại trường Đại Học Y Dược TP.HCM, đã tham gia cấp cứu các ca F0 tại cộng đồng – chia sẻ đến nay, tình hình dịch tại TP HCM đã có nhiều tín hiệu đáng mừng. Nhớ lại thời điểm tháng 8, khi tham gia cấp cứu F0 trong cộng đồng, bác sĩ Tài cũng stress vì nhiều người cầu cứu quá.

Suốt những ngày theo dõi F0 tại cộng đồng, bác sĩ Tài gặp nhiều trường hợp khó. Có nhiều ca bệnh SpO2 giảm xuống dưới 90 nhưng người bệnh không vào bệnh viện, bác sĩ giải thích nhưng bệnh nhân vẫn xin ở nhà. Nhưng cũng có bệnh nhân chỉ khó thở do mất bình tĩnh thì lại kiên quyết xin vào bệnh viện để được theo dõi.

Thạc sĩ Lê Phước Truyền – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết trong quá trình theo dõi F0 tại nhà, điều gây cản trở và khó khăn nhất cho các bác sĩ là có những trường hợp bệnh nhân vì quá hoảng sợ mà tự ý dùng thuốc lung tung.

BS Truyền cho biết có nhiều bệnh nhân khi là F0 thì mua sẵn toa thuốc theo tư vấn trên mạng, về sau uống vô tội vạ.

4 sai lam nghiem trong f0 hay gap khi dieu tri tai nha 99b 6061146

F0 theo dõi tại nhà ở TP HCM.

Khi họ tìm tới bác sĩ, hỏi ra mới biết họ đã dùng rất nhiều loại thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, ví dụ như thuốc kháng đông, kháng viêm. Cuối cùng, khi họ thật sự cần uống thuốc đó thì nó lại phản tác dụng và bệnh trở nặng. Có những ca qua đến ngày thứ 10 rồi mà vẫn còn nặng và phải theo dõi sát là vì đã tự ý uống thuốc.

Sau 1 thời gian tư vấn, ăn ngủ cùng F0, BS Dương Duy Khoa – Giảng viên Bộ môn Nội, Khoa Y – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh – đã đúc kết được 4 sai lầm mà F0 hay gặp phải nhất khi tự theo dõi ở nhà:

Thứ nhất , người bệnh dùng thuốc không đúng:

– Không sử dùng tùy ý các gói thuốc trên mạng mà không có sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.

– Người bệnh không nên dùng gói thuốc B (gồm các thuốc kháng viêm, kháng đông) trước khi có khuyến cáo tránh tăng thêm nguy hiểm.

Thứ hai, không theo dõi sát SpO2 (nồng độ oxy m.áu)

– Chủ động theo dõi Sp02 từ 2-3 lần/ngày để phát hiện sớm tình trạng giảm oxy m.áu.

– Cần theo dõi kể cả khi không thấy khó thở, chỉ hơi mệt nhẹ và ăn uống bình thường.

– Những người có nguy cơ cao bao gồm người trên 65 t.uổi, hoặc những người có bệnh nền hay thể trạng béo phì nên chủ động theo dõi SpO2 hàng ngày.

Thứ ba, người bệnh tin rằng có oxy là đủ

– Các F0 có dấu hiệu khó thở nhiều và SpO2

– Cần phải theo dõi nồng độ oxy trong m.áu có cải thiện hay không và theo dõi các chỉ số khác như tần số thở, tần số tim và thở có co kéo hay không cần phải chuyển vào các bệnh viện để tiện theo dõi.

Thứ tư, F0 không chuẩn bị tình huống xấu cho mình.

– Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, cần trao đổi trước với người thân về các tình huống có thể xảy ra.

– Gia đình nên chuẩn bị các số điện thoại liên lạc với các trung tâm y tế phường, quận, các nơi hỗ trợ y khoa cần thiết, cấp cứu,.. đề phòng các trường hợp cấp cứu.

3 bước khử khuẩn tại nhà ngăn Covid-19

Pha chloramin 2,5%, nước tẩy hoặc nước Javel 5% với nước để khử khuẩn các bề mặt và các vị trí tiếp xúc thường xuyên ở trong nhà.

Hướng dẫn của các chuyên gia y tế Đại học Y dược TP HCM trong tài liệu Sổ tay Sức khỏe, trường hợp không có ca nhiễm, để khử khuẩn trong nhà, bạn pha 1/2 muỗng cà phê bột chloramin 2,5% với một lít nước, vệ sinh mỗi ngày một lần. Nước Javel 5% pha theo tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì.

Trong trường hợp một tuần vệ sinh một lần, pha một muỗng cà phê bột chloramin 2,5% với một lít nước. Nước Javel pha gấp đôi hướng dẫn trên bao bì trong cùng một lượng nước.

Trong trường hợp có ca bệnh, lượng bột chloramin 2,5% được sử dụng gấp 5 lần bình thường, tức pha 5 muỗng với một lít nước. Nước Javel 5% thì pha gấp 10 lần hướng dẫn trên bao bì trong cùng một lượng nước.

Nếu sử dụng nước tẩy, pha với tỷ lệ 1:10, ví dụ 5 muỗng canh hoặc 1/3 cốc nước tẩy sẽ pha với 250 ml nước.

Để dung dịch phát huy hiệu quả, nên pha bằng nước ở nhiệt độ phòng. Không nên để dung dịch dưới ánh nắng mặt trời, đậy nắp bình đã pha, không trộn lẫn hóa chất hoặc dung dịch với nhau. Trước khi tiến hành khử khuẩn cần tắt các thiết bị điện, mở cửa để đảm bảo thông gió tốt.

Quy trình khử khuẩn bề mặt tiến hành theo 3 bước sau:

Bước 1 : Lau bề mặt bằng chất tẩy rửa để làm sạch bề mặt chất bẩn;

Bước 2 : Lau khử khuẩn với dung dịch clo 1% sau đó để khô;

Bước 3 : Lau lại bằng nước sạch để tránh hóa chất tồn dư.

Gia đình có người cách ly tại nhà, cần đảm bảo khử khuẩn các vị trí như nền nhà, tường, bàn ghế, đồ đạc cần vệ sinh ít nhất một lần mỗi ngày. Tại các vị trí tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút nhấn nước bồn cầu… khử khuẩn ít nhất 4 lần một ngày.

3 buoc khu khuan tai nha ngan covid 19 84b 5947874

Ở các vị trí tiếp xúc thường xuyên cần khử khuẩn ít nhất 4 lần một ngày. Ảnh: LifeSavvy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *