Ở nhà, F0 phải cách ly với người thân, không ăn chung, dùng chung bát đũa, vệ sinh nhà cửa, không dùng hệ thống điều hòa trung tâm…
Bác sĩ Đỗ Doãn Bách, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành, khuyến cáo 12 việc cần làm khi cách ly tại nhà.
Cách ly người nhiễm với những người khác , dùng phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng nếu có điều kiện. Trường hợp không có phòng riêng thì đ.ánh dấu không gian riêng cho F0. Luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2 m đối với người bị nhiễm bệnh.
Tuân thủ 4 không, gồm: Không ăn chung với người khác; không di chuyển ra khỏi khu vực cách ly; không tiếp xúc gần với những người khác hoặc là động vật nuôi; không dùng chung bát đĩa, ly uống nước, dụng cụ đồ ăn, khăn tắm hơi ga giường với những người khác trong nhà.
Đảm bảo nhà ở luôn thông thoáng , luôn mở cửa sổ, cửa lối đi. Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác, không để luồng không khí thổi từ phòng người nhiễm bệnh sang các không gian chung. Nên sử dụng quạt, máy lọc không khí.
Rửa tay thường xuyên là cách giảm lây nhiễm tốt nhất. Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60%, trong ít nhất 15 giây. Bạn nên rửa trước và sau khi nấu ăn; trước và sau khi ăn uống, sau khi ho hắt hơi, xì mũi; sau khi chạm vào các vật dụng bề mặt; sau khi đi vệ sinh hay thu dọn rác thải…
Đeo khẩu trang đúng cách. Người nhiễm, người chăm sóc và các thành viên trong gia đình cần phải đeo khẩu trang liên tục. Người không đeo khẩu trang là t.rẻ e.m dưới 2 t.uổi hoặc người gặp khó thở, không thể tự bỏ khẩu trang nếu không có sự trợ giúp.
F0 phải đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt, ngay cả khi được cách ly để giảm nguy cơ lây nhiễm virus cho những người khác. Người chăm sóc phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc cùng không gian với người bị nhiễm và những người khác. Các thành viên khác trong gia đình đeo khẩu trang mỗi khi ở chung phòng hoặc cùng không gian với những người khác.
Vệ sinh hô hấp, luôn đeo khẩu trang trong không gian chung. Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hắt hơi. Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác kín. Rửa tay ngay bằng nước hoặc xà phòng sau khi ho hoặc hắt hơi.
Vệ sinh dụng cụ ăn uống, tránh lây nhiễm. Bố trí bộ đồ ăn riêng cho F0. Nên sử dụng dụng cụ một lần, rồi bỏ vào túi đựng rác trong phòng riêng. Rửa bát đĩa bằng nước nóng hoặc xà phòng. F0 nên tự rửa bát đĩa trong phòng riêng. Người chăm sóc mang găng khi thu dọn đồ ăn… Đồ dùng của người bị nhiễm sau khi rửa thì phải để ở những vị trí riêng, tốt nhất là để trong phòng riêng.
F0 nên tự giặt quần áo của mình, nếu người chăm sóc giặt thì nên đeo găng tay khi xử lý. Giặt bằng máy hoặc giặt bằng tay với nước ấm, sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn. Không giữ đồ bẩn cần giặt để hạn chế nguy cơ phát tán virus qua không khí.
Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ, tốt nhất là F0 tự vệ sinh khu vực của mình…. Người chăm sóc phải mang găng trước khi vệ sinh cho F0, sử dụng dụng cụ vệ sinh riêng của người nhiễm, có thể bọc thiết bị điện tử bằng màng nilon và vệ sinh khử khuẩn bên ngoài, tháo bỏ găng, rửa tay sau khi hoàn tất công việc vệ sinh. Vệ sinh bề mặt ít nhất là một lần một ngày.
Khi thu gom xử lý chất thải nên đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nilon bên trong ở phòng F0. Thu gom xử lý chất thải hàng ngày hoặc khi mà thùng rác đã bị đầy.
Đeo găng khi xử lý chất thải và bỏ găng sau khi xử lý xong, rửa tay lại. Lưu ý, găng tay không thay thế cho các biện pháp phòng ngừa khác như rửa tay bằng xà phòng và đeo khẩu trang. Mỗi đôi găng tay được sử dụng một lần duy nhất, không dùng lại.
Đối với vật nuôi, người nhiễm không nên tiếp xúc với vật nuôi vì đã có bằng chứng cho thấy virus có thể lây lan sang động vật. Người cùng nhà cũng không nên tiếp xúc gần vật nuôi, không để vật nuôi tiếp xúc với người và các động vật khác ngoài gia đình.
Phòng ngừa lây nhiễm khi mua thực phẩm, sản phẩm . Nên đặt mua trực tuyến là tốt nhất và nhờ người bên ngoài nhận hàng, không tiếp xúc. Nếu phải tiếp xúc, đề nghị để hàng bên ngoài nhà và giữ khoảng cách tối thiểu 2 m với người giao hàng. Rửa tay ngay sau khi nhận hàng, mở gói hàng. Không phun chất khử trùng lên thực phẩm dù phun ở bên ngoài.
Phòng tránh rối loạn cơ xương khớp trong thời kỳ COVID-19
Đại dịch COVID-19 đã khiến cho xu hướng làm việc online ngày càng phát triển và khẳng định vai trò to lớn của mình.
Nó có thể làm gia tăng hiệu quả công việc cũng như giúp phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh COVID -19. Nhưng xu hướng này có ảnh hưởng đến sức khỏe cơ xương khớp như thế nào và cách phòng tránh ra sao?
Đến năm 2021, Việt Nam và thế giới bước vào năm COVID-19 thứ hai. COVID-19 để lại những hậu quả vô cùng to lớn về sức khỏe, kinh tế, xã hội… COVID – 19 đã thay đổi cách giao tiếp, làm việc của con người trên toàn thế giới.
Làm việc online trong thời kỳ COVID-19
Với bốn làn sóng COVID -19, chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn giãn cách xã hội ở nhiều mức độ khác nhau.
Hàng trăm nghìn người đã phải cách ly và làm việc tại nhà. Chúng ta bị hạn chế rất nhiều trong các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí, giao tiếp xã hội bên ngoài. Do vậy khả năng tập thể dục thể thao, duy trì sức khỏe cơ xương khớp cũng bị ảnh hưởng lớn.
Việc phải ở nhà thường xuyên cũng làm giảm mức độ luyện tập thể lực, nhất là đối với những gia đình phải sinh hoạt trong không gian nhỏ hẹp, gò bó, không có diện tích và phương tiện để tập thể dục.
Việc phải cách ly y tế tại nhà, thu nhập giảm, mất công việc… cũng ảnh hưởng tâm lý, thậm chí khiến tâm trạng của nhiều người bị khủng hoảng, buồn chán, thụ động.
Công việc online tại nhà là một giải pháp tốt trong hoàn cảnh khó khăn này. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta cũng cần nhận thức một số vấn đề phát sinh do làm việc online, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ xương khớp.
Tình trạng ít hoạt động thể lực do phải làm việc liên tục hàng giờ bên máy tính trong tư thế gò bó, có thể ảnh hưởng xấu đến cột sống, đặc biệt là cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Các cơ cạnh cột sống phải co cứng, giữ tư thế cho cột sống, các mạch m.áu do vậy bị chèn ép.
Hậu quả là chúng ta có thể bị đau vai gáy, đau thắt lưng.
Làm việc online nhiều gia tăng các rối loạn cơ xương khớp.
Ngoài ra, các khớp bàn tay cũng phải làm việc nhiều, dẫn tới đau, cứng các khớp cổ tay, bàn, ngón tay. Các bao gân cũng bị cọ sát quá nhiều gây triệu chứng ngón tay bật lò xo. Đặc biệt là thần kinh giữ cũng có thể bị chèn ép, gây ra hội chứng đường hầm cổ tay với triệu chứng tê bì, bỏng rát các ngón tay, khó khăn khi vận động, cầm nắm đồ vật.
Sự quá tải thông tin, việc phải liên tục xử lý một khối lượng thông tin lớn trên mạng với nhiều chương trình khác nhau, khiến cơ thể chúng ta bị quá tải, “ngộ độc” thông tin, hay rơi vào trạng thái tương tự như nghiện game.
Sự quá tải thông tin có thể ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và tinh thần, có thể khiến cơ thể bị mệt mỏi, kiệt sức, mất năng lượng dần dần, thậm chí có thể gây trầm cảm, lo âu.
Chính rối loạn tâm lý này có thể biểu hiện bằng các triệu chứng đau cơ xương khớp toàn thân, co cứng cơ, chuột rút.
Ngoài ra, việc không đảm bảo chế độ ăn uống khoa học do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất có thể gây yếu cơ, đau mỏi cơ, co cứng cơ, chuột rút.
Cải thiện sức khỏe cơ xương khớp khi làm việc online như thế nào?
Đầu tiên là chúng ta cố gắng đảm bảo chế độ ăn uống khoa học: Cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn đa dạng các loại thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, hoa quả, sữa chua có bổ sung lợi khuẩn…
Cần uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày: Uống từ từ, chia làm nhiều lần. Việc uống nước đầy đủ giúp cho hệ tuần hoàn làm việc tốt, tăng khả năng thải độc cơ thể qua đường tiết niệu, tăng tạo chất bôi trơn cho sụn khớp.
Chế độ làm việc khoa học: Cần có thời gian nghỉ 5 – 10 phút sau một giờ làm việc. Có khi chỉ là rời màn hình, đứng lên làm vài động tác thể dục, đi lại trong nhà, trong khi vẫn có thể lắng nghe câu chuyện online.
Cần bảo đảm bàn ghế có đủ độ cao cần thiết: Khi cần có thể dựa vào thành ghế để cơ thể nghỉ ngơi trong khi đang làm việc, cũng như tư thế ngồi thuận tiện, thoải mái, đúng tư thế.
Cần có tư thế đúng khi làm việc với máy tính.
Đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ một ngày để cơ thể có thể phục hồi sau những giờ làm việc căng thẳng, thải độc và xử lý các thông tin trong ngày.
Cần thiết lập một chế độ tập thể dục tại nhà, đảm bảo tập thể lực 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày. Đó có thể đơn giản chỉ là tập đi bộ trong nhà, leo cầu thang, làm việc nhà, trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh, dọn dẹp, làm công việc gia đình. Cũng có thể tập thể dục, khí công, thiền tại nhà, tập aerobic, tập nhảy theo hướng dẫn trên mạng.
Nếu có điều kiện, có thể mua xe đạp tập, máy tập thể dục, tạ tay, dây chun… để tập tại nhà.
Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tăng cường quan hệ giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình. Điều đó cũng giúp cho chúng ta có một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc sống.
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất cần thiết như canxi, vitamin A, B, C, D, E, acid béo omega 3… theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Điều đó không những giúp cho sức khỏe xương khớp mà còn cải thiện chức năng hoạt động của mắt, hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa… và tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch.