GĐXH – Một trong những sai lầm khiến bệnh cảm lạnh, cảm cúm của bạn lâu khỏi đó là: Dùng thuốc sai cách, không cách ly, không sinh hoạt, ăn uống khoa học…
Bị cúm A cần làm gì để nhanh khỏi và không bị lây lan?
GĐXH – Cúm A thường xuất hiện đột ngột và dễ nhận biết như ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể… Bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
Cảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra, có nhiều triệu chứng giống nhau và dễ gây nhầm lẫn. Các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm có thể giống nhau. Nhưng nếu cảm lạnh có xu hướng phát triển dần dần, thì các triệu chứng của cảm cúm thường nặng hơn, đến đột ngột, không có dấu hiệu báo trước.
Nhìn chung, cảm lạnh có xu hướng nhẹ hơn và nhanh khỏi, trong khi cảm cúm có các triệu chứng nặng hơn, thời gian khỏi bệnh lâu hơn và có nhiều khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang hoặc tai… nếu không được điều trị đúng cách.
Để ngăn ngừa biến chứng do cảm lạnh, cảm cúm, người bệnh cần tránh những sai lầm sau đây:
Ảnh minh họa
Sai lầm cần tránh khi bị cảm lạnh, cảm cúm khiến bệnh nặng hơn
Không cách ly
Theo các chuyên gia y tế, một trong những sai lầm của người bệnh là làm lây lan virus. Bởi cả cảm cúm và cảm lạnh đều do các loại virus gây ra, nó có khả năng lây lan rất nhanh trong môi trường sống, nơi làm việc của bạn. Vì vậy, việc không tự cách ly sẽ khiến không chỉ người bệnh lâu khỏi mà còn có khả năng lây lan bệnh cho người khác.
Dùng kháng sinh
Nhiều người cứ có triệu chứng đau họng, chảy nước mũi, ho là tìm đến kháng sinh, nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm. Nếu bị cảm cúm hay cảm lạnh, việc điều trị kháng sinh dường như không hiệu quả. Vì cảm lạnh hay cảm cúm thường không phải do 1 chủng virus gây nên, các loại virus này luôn biến đổi. Việc điều trị bệnh cảm lạnh, cảm cúm thường là điều trị triệu chứng của người bệnh, còn thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn mà không diệt được virus.
Đóng cửa suốt cả ngày
Ngay cả khi bên ngoài trời lạnh khó chịu, bạn hãy cố gắng mở cửa sổ ít nhất mỗi giờ một lần trong vài phút. Lý do là virus có thể lây lan qua không khí nên việc mở cửa sổ sẽ cho phép khí bệnh tràn ra bên ngoài và không khí trong lành vào bên trong.
Dùng thuốc nhỏ mũi sai cách
Cảm lạnh, cảm cúm thường gây tắc nghẹt mũi, trong khi người bệnh rất dễ để mua loại thuốc không kê đơn này. Nếu việc sử dụng các loại thuốc thông mũi, xịt mũi dài ngày, hơn 3 ngày có thể “gây nghiện” cho mũi, khiến bản thân người bệnh phải phụ thuộc vào thuốc. Bên cạnh đó, các loại nước xịt nước muối chỉ giúp ngăn chặn nhiễm bệnh, giúp loại bỏ chất nhầy, thông xoang, chứ nước muối không thể chữa bệnh do cảm cúm, cảm lạnh.
Không rửa tay thường xuyên
Nếu bị bệnh do virus cúm, bạn nên đảm bảo rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng để tránh lây nhiễm cho bất kỳ ai khác. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), rửa tay bằng xà phòng có thể làm giảm khoảng 20% số ca bệnh về đường hô hấp – bao gồm cả bệnh cúm – trong dân số nói chung.
Không tập thể dục
Tập thể dục khiến con người có thể thường xuyên củng cố hệ miễn dịch, làm chúng ta ít bị nhiễm bệnh hơn. Nhưng khi bị bệnh, con người cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thường ngại tập thể dục. Đừng bỏ qua điều này vì đây là cách bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại căn bệnh của mình. Bạn có thể tập nhẹ nhàng trong thời gian ngắn hơn bình thường tùy theo thể trạng của mỗi người.
Ảnh minh họa
Không uống đủ nước
Đây là sai lầm không chỉ người khỏe mạnh mắc phải mà cả người bị cảm cũng thường hay mắc. Mất nước làm người bệnh dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, khó chịu… Cần bổ sung nước cho cơ thể bằng đường ăn hoặc uống. Uống nước không chỉ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch mà nó còn làm cho chất nhầy ở xoang, mũi lỏng ra, đi xuống, và không lưu lại ở xoang hay phổi khiến bệnh lâu khỏi.
Không phòng bệnh
Ngay cả khi chưa mắc bệnh, phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Thực hành vệ sinh tốt, khử trùng các bề mặt khi có bất cứ người nào xung quanh bạn có dấu hiệu nghi ngờ bị cảm cúm để ngăn ngừa sự lây lan của virus. Ngoài ra trong các mùa dịch cần tiêm phòng, tăng cường sức khỏe bằng nghỉ ngơi, ăn uống, tập thể dục và có cuộc sống lành mạnh để không mắc bệnh.
8 nhóm thực phẩm tưởng tốt nhưng ‘đại kỵ’ khi bị ho, nếu ăn nhiều sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn
GĐXH – Có nhưng thực phẩm mềm, dễ nuốt nhưng được khuyên không ăn khi bị ho vì sẽ khiến cơn ho ngày càng trầm trọng hơn.
9 cách chữa ho khi thời tiết thay đổi đơn giản mà hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian
GĐXH – Những bài thuốc dân gian chữa ho dưới đây sẽ hiệu quả hơn khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn còn “thường trú” vùng hầu họng…
Ho về đêm, rất có thể bạn đang mắc bệnh này, đây là 7 việc nên làm để ngăn ngừa ho về đêm tái phát
GĐXH – Ho có thể là phản xạ tốt, nhưng cũng có thể là một triệu chứng của rất nhiều bệnh, đặc biệt là khi bạn bị ho nhiều về đêm.