Bộ Y tế cho biết, trong 9 tháng năm 2021 đã ghi nhận 49.113 trường hợp mắc xuất huyết Dengue tại các tỉnh, thành, trong đó có 18 ca t.ử v.ong.
Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành đảm bảo điều trị Covid-19 và hướng dẫn người dân nhận biết sớm triệu chứng bệnh sốt xuất huyết. Ảnh KHÁNH PHƯƠNG
Theo Bộ Y tế, số ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết tập trung tại Bình Phước, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Yên, Sóc Trăng, Tây Ninh và Bình Thuận.
Thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, so với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc sốt xuất huyết giảm nhưng số ca t.ử v.ong tăng.
Bộ Y tế đã yêu cầu giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; giám đốc sở y tế các tỉnh, thành căn cứ tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn để bố trí cơ sở khám, chữa bệnh bảo đảm phòng chống dịch Covid-19 và khám, chữa bệnh thông thường, đặc biệt lưu ý khi dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue đang có chiều hướng gia tăng.
Theo PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), các bệnh viện thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống Covid-19. Đồng thời, tổ chức rà soát, điều chỉnh lại các quy trình tiếp nhận, sàng lọc, tiêu chí phân loại cụ thể đối với từng ca bệnh sốt xuất huyết trong tình hình dịch bệnh Covid-19 nhằm bảo đảm an toàn phòng lây nhiễm Covid-19.
Các bệnh viện khẩn trương củng cố và duy trì hoạt động của “Nhóm điều trị sốt xuất huyết Dengue” và “Đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue” để kịp thời trao đổi thông tin về chuyên môn, hỗ trợ cho các tuyến điều trị, khi cần thiết.
Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết
Theo Cục Y tế dự phòng, sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn đ.ốt n.gười bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả ở thành thị và nông thôn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7 – 10 trong năm.
sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc khiến công tác điều trị rất khó khăn, có thể gây t.ử v.ong, nhất là với t.rẻ e.m.
Sốt xuất huyết thể bệnh nhẹ:
Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
Có thể có nổi mẩn, phát ban.
Sốt xuất huyết t hể bệnh nặng:
Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, c.hảy m.áu cam, c.hảy m.áu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra m.áu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất m.áu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Cẩn trọng dịch ‘kép’: sốt xuất huyết và COVID-19
Hai bệnh sốt xuất huyết và COVID-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Đặc biệt thời điểm giao mùa hiện nay, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ lan rộng, làm dấy lên nỗi lo “dịch chồng dịch”.
Bên cạnh dịch COVID-19, những bệnh theo mùa cũng có thể khiến trẻ nguy kịch, thậm chí t.ử v.ong nếu không điều trị kịp thời – Ảnh: D.PHAN
Trong giai đoạn thời tiết nắng mưa thất thường, là điều kiện thuận lợi để bệnh sốt xuất huyết bùng phát thành dịch với tốc độ lây lan nhanh chóng. Tất cả mọi người đều có thể bị mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhất là những trẻ có sức đề kháng kém.
Trong trường hợp trẻ có biểu hiện mắc sốt xuất huyết, mọi người cần thực hiện test nhanh COVID-19 trước, nếu kết quả âm tính thì đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị. Còn nếu được chỉ định điều trị tại nhà, cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ, nếu thấy mệt nhiều, sốt cao hoặc bất cứ bất thường nào, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời.
BS CKII Nguyễn Minh Tiến
Đề phòng khi dịch vào mùa
Đầu tháng 9, Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) điều trị cho b.é t.rai H.T.H. (6 t.uổi, quê Đồng Tháp), bé được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng trên cơ địa dư cân, béo phì. Trước khi chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp lên, bé H. đã phải đặt nội khí quản, trợ thở bằng máy.
Khi nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, tình trạng bé H. tiếp tục diễn tiến nặng, rối loạn đông m.áu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan thận, được truyền m.áu và điều trị hỗ trợ gan thận. Sau 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh nhi ổn định dần, được cai máy thở, tỉnh táo hoàn toàn. Theo các bác sĩ, tình trạng bệnh diễn tiến nặng ở bé H. do quá trình nhập viện chậm trễ (sau 4 ngày sốt cao) và cộng với chứng dư cân, béo phì.
Nỗi lo càng lớn hơn khi tình hình COVID-19 vẫn đang phức tạp thì dịch sốt xuất huyết lại đến, nguy cơ “dịch chồng dịch” hiện hữu. Gần đây nhất, ngày 16-9, Bệnh viện Nhi đồng thành phố cho biết vừa điều trị thành công b.é g.ái 6 t.uổi P.T.C.T. (ngụ xã Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP.HCM) bị sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, đồng thời mắc COVID-19.
Theo chia sẻ của người nhà, sau 9 ngày cách ly và điều trị tại nhà do COVID-19, bé T. có dấu hiệu thở mệt, người mệt lả. Những tưởng các triệu chứng trên là do COVID-19 trở nặng, nhưng khi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, bé T. có biểu hiện ngã quỵ, bứt rứt, huyết áp tụt sâu không đo được. Các bác sĩ xét nghiệm m.áu thì bé T. dương tính với virus Dengue gây sốt xuất huyết.
Lúc này, bé T. sốc sâu, rối loạn đông m.áu nặng, xuất huyết dạ dày, tràn dịch ổ bụng và hai màng phổi. Bé được các bác sĩ đặt ống nội khí quản giúp thở nhanh chóng, dùng thuốc vận mạch, truyền dịch đại phân tử, truyền m.áu. Sau hơn 20 ngày điều trị tích cực, tất cả chức năng cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề bởi sốt xuất huyết đã dần hồi phục.
Theo các chuyên gia, giai đoạn từ nay đến hết tháng 1 năm sau là cao điểm của dịch sốt xuất huyết, với đỉnh dịch có thể xuất hiện trong tháng 11 và 12. Cộng với dịch COVID-19 đang hoành hành, tiềm ẩn nguy cơ “dịch chồng dịch”.
Nhận biết sớm, điều trị nhanh
Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố, song song với chống dịch COVID-19, cần phải chú ý phòng các dịch bệnh theo mùa, nhất là hiện nay đang vào mùa dịch sốt xuất huyết, nếu để bùng phát sẽ rất nguy hiểm.
BS Tiến cho biết các triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột lên 39 – 40OC trong 2 ngày đầu, bước sang ngày thứ 3 có thể xuất huyết ở những vùng da mỏng như da mặt, mặt trong cánh tay, vùng cổ… Các trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông m.áu… nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ t.ử v.ong.
Trong bối cảnh dịch COVID-19, các triệu chứng của sốt xuất huyết như sốt, đau mỏi cơ… rất dễ nhầm lẫn với COVID-19, hoặc cùng lúc trẻ có thể mắc cả 2 loại virus. Theo ông, hiện tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố đang tiếp nhận và điều trị cho hơn 5 trẻ vừa nhiễm COVID-19, vừa bị sốt xuất huyết.
“Phải làm cùng lúc 2 xét nghiệm mới xác định được 2 loại bệnh này vì chúng có biểu hiện tương đồng. Nếu trẻ nhiễm đồng thời COVID-19 và sốt xuất huyết thì quá trình điều trị khó khăn hơn nhiều. Phải vừa điều trị COVID-19, vừa theo dõi tình trạng bệnh của sốt xuất huyết để kịp thời truyền dịch chống sốc nếu diễn biến nặng”, BS Tiến cho hay.
Chủ động phòng “dịch chồng dịch”
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong 5 tháng đầu năm 2021, cả nước ghi nhận tích lũy hơn 25.000 trường hợp sốt xuất huyết và có xu hướng gia tăng mùa cuối năm.
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, để tránh chồng chéo dịch bệnh, vừa phòng dịch COVID-19 vừa phòng sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên dọn dẹp sạch sẽ nơi mình làm việc, sinh sống từ trong nhà ra xung quanh nhà, tránh ao tù nước đọng làm nơi muỗi đẻ trứng dẫn đến phát sinh lăng quăng, muỗi.
Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt, có thể thả cá để diệt lăng quăng. Nên sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt.