‘Xét nghiệm kháng thể Covid-19 không có ý nghĩa’

Sở Y tế khuyến cáo không thực hiện xét nghiệm kháng thể Covid-19, vì lãng phí và không có ý nghĩa.

xet nghiem khang the covid 19 khong co y nghia b51 6072148

Thông tin được bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM, cho biết tại họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19, chiều 4/10.

Một số bệnh viện công lập và tư nhân đang thực hiện xét nghiệm kháng thể Covid-19 cho người dân, dù Bộ Y tế và Sở Y tế không khuyến cáo. Bà Mai cho rằng “các quy định mà nhà nước không cấm thì các đơn vị được phép thực hiện”.

Tuy nhiên, hiện nay Bộ Y tế và Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố không có quy định người dân khi ra đường phải có giấy xét nghiệm kháng thể. Do đó, xét nghiệm kháng thể hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu của người dân. Nếu các đơn vị triển khai xét nghiệm kháng thể khi chưa đăng ký danh mục kỹ thuật này, tức là chưa đảm bảo đủ điều kiện xét nghiệm, thì Sở Y tế sẽ thanh tra và xử lý theo đúng quy định. Trường hợp cơ sở đảm bảo đủ tính pháp lý và thực hiện dịch vụ đúng nhu cầu của khách hàng, thì được triển khai.

Tuy nhiên, Chánh văn phòng Sở Y tế khẳng định: “Về mặt khoa học, Bộ Y tế cũng như Sở Y tế TP HCM không khuyến cáo nên làm xét nghiệm kháng thể, vì nó không có ý nghĩa và lãng phí kinh tế”.

Trước đây, tại một cuộc họp báo hồi tháng 9, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, từng cho biết việc xét nghiệm định lượng kháng thể vô cùng phức tạp. Các xét nghiệm kháng thể thương mại trên thị trường hiện chỉ đo toàn bộ kháng thể. Còn kháng thể bảo vệ không bị nhiễm bệnh là kháng thể trung hòa – loại kháng thể ngăn chặn trực tiếp protein gai trên virus, thì không phải xét nghiệm nào cũng đo được.

Vì vậy, việc đo kháng thể chỉ có tính chất tương đối. Nhiều trường hợp có nồng độ kháng thể trong m.áu cao vẫn mắc bệnh và trên thế giới cũng không áp dụng phương pháp này. Đây là nguyên nhân hiện nay Bộ Y tế chưa có hướng dẫn chi tiết nào đối với phương án xét nghiệm xác định định lượng kháng thể.

“Đo kháng thể một cách chung chung thì tốn kém, lãng phí mà chưa mang lại thông tin cụ thể nào”, bác sĩ Châu nói.

Tính đến 18h ngày 4/10, TP HCM ghi nhận hơn 400.000 ca Covid-19, đã được Bộ Y tế công nhận. Trong số 27.060 bệnh nhân đang điều trị còn 724 bệnh nhân phải thở máy, không có ca phải can thiệp ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể – biện pháp điều trị được xem là cuối cùng đối với bệnh nhân Covid-19 nguy kịch). Trong ngày 3/10 chỉ có 1.449 bệnh nhân nhập viện, thấp hơn số 2.743 bệnh nhân xuất viện; số ca t.ử v.ong trong ngày là 93.

Tổng cộng thành phố đã tiêm hơn 11,3 triệu mũi vaccine phòng Covid-19, trong đó hơn 6,9 triệu người đã tiêm mũi một và hơn 4,3 triệu người đã tiêm đủ hai mũi. Riêng tỷ lệ tiêm chủng mũi một của người trên 50 t.uổi tại thành phố là trên 96%, mũi hai là hơn 66%.

Có cần xét nghiệm kháng thể trước tiêm vaccine Covid-19?

Xin hỏi bác sĩ có cần xét nghiệm kháng thể để đảm bảo không mắc Covid-19 trước khi tiêm vaccine? (Thanh Minh, 33 t.uổi, TP HCM)

co can xet nghiem khang the truoc tiem vaccine covid 19 117 6012102

Trả lời:

Điều này là không cần thiết. Khi bạn đi xét nghiệm, nếu kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính, tức bạn có kháng thể sau khi khỏi bệnh. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ được bảo vệ vĩnh viễn và bạn vẫn cần tiêm vaccine.

Vaccine Covid-19 an toàn kể cả với người đã nhiễm nCoV. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy nếu tiêm vaccine ở người đã từng nhiễm bệnh sẽ kích hoạt tốt lượng tế bào lympho B (tăng gấp 10 lần) và kháng thể trung hòa (tăng gấp 50 lần).

Vì vậy tiêm vaccine, kể cả sau khi đã khỏi bệnh Covid-19, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, kéo dài hiệu lực kháng thể, đồng thời còn bảo vệ không tái nhiễm bởi những biến thể khác của nCoV.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh
Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *