Vì sao ăn cơm xong huyết áp lại tăng?

Cha của tôi 61 t.uổi, mỗi lần ăn cơm xong thì huyết áp lại lên 140 hoặc 150 mmHg. Đây là tình trạng gì và thế nào là ổn định? (Tiến Trần)

vi sao an com xong huyet ap lai tang 7ff 6057188

Trả lời:

Huyết áp sẽ có cơn tăng khoảng 5h sáng và sau đó buổi chiều lại có cơn tăng nữa. Sau khi ăn, huyết áp sẽ lên. Đây là những cơ chế bình thường. Người ta quy định đo huyết áp là sau khi nghỉ ngơi khoảng 10 phút, tránh hiện tượng sau khi ăn làm cho huyết áp lên khiến bản thân mỗi người lo lắng không đáng có.

Bạn cứ theo dõi huyết áp của người nhà sau khi cho nghỉ ngơi hoàn toàn 10 phút. Đo huyết áp thì bạn nên có quyển sổ nhật ký. Mỗi sáng, sau khi đo huyết áp xong sẽ ghi đủ 3 con số có hiện trên máy. 12h trưa và 18h – những thời điểm mà huyết áp hay lên. So hết tất cả chỉ số đã đo, cộng trung bình lại sẽ thấy huyết áp ở nhà mà thấp dưới 135 mmHg là bình thường.

Huyết áp đo tại nhà sẽ thấp hơn ở bệnh viện và phòng khám một chút. Ở phòng khám thì chúng tôi lấy chuẩn 139 mmHg là bình thường. Nếu tại phòng khám vượt qua con số 140 mmHg, tại nhà vượt qua con số 135 mmHg thì lúc đó nghi ngờ là cao huyết áp.

Trong trường hợp nghi ngờ như vậy, muốn chắc ăn hơn nữa thì có biện pháp là đo huyết áp 24 tiếng. Bác sĩ sẽ có dụng cụ, quấn máy đo huyết áp sẵn và cài chế độ, chương trình trong đó. Máy sẽ tự động đo và tổng kết lại hết suốt 1 ngày 1 đêm và đưa ra con số trung bình. Máy này cũng giúp ích cho bạn chẩn đoán được huyết áp.

Như vậy có 3 phương pháp đo huyết áp: tại phòng mạch hoặc bệnh viện, tại nhà, dùng máy đo 24 tiếng. Mỗi một công cụ ở từng địa điểm có chuẩn riêng. Nhớ những chuẩn đó để chẩn đoán được tình trạng cao hyết áp.

BS. CKII Huỳnh Ngọc Long
Trưởng khoa Thông tim can thiệp – TT Tim mạch – BVĐK Tâm Anh TP HCM

Hướng dẫn F0 cách đo huyết áp, độ bão hòa oxy tại nhà chính xác

Để theo dõi được đúng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Covid-19, các chỉ số như nhiệt độ cơ thể, huyết áp và độ bão hòa oxy cần được đo chính xác.

huong dan f0 cach do huyet ap do bao hoa oxy tai nha chinh xac dc1 6047792

Một số trang thiết bị y tế cần thiết với các F0 điều trị nhà gồm nhiệt kế, máy đo SpO2 cầm tay, máy đo huyết áp. Các chỉ số này cần được đo chính xác nhằm giúp theo dõi đúng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Vì thế, người bệnh và người chăm sóc cần sử dụng các thiết bị y tế và đọc đúng các chỉ số.

Hướng dẫn F0 cách đo huyết áp, độ bão hòa oxy tại nhà chính xác.

Trong video này, các bác sĩ của Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị trên với các hình ảnh mô phỏng thực tế. Bên cạnh cách sử dụng, các bác sĩ cũng sẽ chỉ ra các khoảng an toàn của 3 chỉ số nhiệt độ cơ thể, huyết áp và độ bão hòa oxy.

Đây là video trong chuỗi video Hướng dẫn F0 và F1 nguy cơ cao do Bộ Y tế và Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành phối hợp sản xuất và phát hành.

Khi điều trị tại nhà, người bệnh theo dõi, điền thông tin vào Bảng theo dõi sức khỏe hàng ngày.

Những dấu hiệu cần theo dõi :

– Nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 (nếu có thể), huyết áp (nếu có thể).

– Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy; ho ra m.áu, thở dốc/khó thở, đau tức ngực…

– Triệu chứng khác như: đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ…

Các dấu hiệu cần báo ngay với nhân viên y tế để được xử trí và chuyển viện:

– Khó thở.

– Nhịp thở tăng:

– SpO2 95% (nếu có thể đo).

– Mạch nhanh> 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

– Huyết áp thấp: huyết áp tối đa

– Đau tức ngực thường xuyên.

– Thay đổi ý thức.

– Tím- nhợt môi, đầu móng tay, móng chân, da xanh…

– Không thể uống, bú, nôn.

– T.rẻ e.m: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, xuất huyết…

– Bất kỳ tình trạng nào cảm thấy không ổn, lo lắng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *