Thứ trưởng Bộ Y tế: Khi Trung ương rút quân, y tế TP.HCM sẽ nặng gánh

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết trong quá trình rút lực lượng chi viện, đơn vị Trung ương sẽ dần chuyển giao công việc cho các bệnh viện tầng cao của thành phố.

Ngày 26/9, trao đổi với lãnh đạo Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Thứ trưởng Sơn cho biết trong thời gian tới, khi TP.HCM mở cửa, ngành y tế sẽ có nhiều thay đổi.

Cơ cấu lại hệ thống điều trị Covid-19

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, sau ngày 30/9, TP.HCM sẽ có kế hoạch đảm bảo sự an toàn, linh hoạt, hiệu quả trong phòng, chống dịch.

Để chuẩn bị cho giai đoạn này, trước mắt, ngành y tế sẽ phải tái cơ cấu lại hệ thống các trung tâm hồi sức, bệnh viện dã chiến theo tình hình chung trong công tác phòng, chống dịch của của thành phố.

thu truong bo y te khi trung uong rut quan y te tphcm se nang ganh 9f4 6055600

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trao đổi với PGS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, khi đến thăm Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 do đơn vị này vận hành. Ảnh: UMC.

Bên cạnh đó, ngành y tế sẽ phải tính toán kỹ bệnh viện nào có thể “rút quân” và trên tinh thần hỗ trợ từ các bệnh viện địa phương, Trung ương có thể sẽ rút từ từ. Trong quá trình rút quân, các đơn vị này phải chuyển giao cho các bệnh viện của TP.HCM.

“Chắc chắn các bệnh viện tầm cao của thành phố sẽ là những đơn vị chủ yếu tiếp nhận chuyển giao từ các tuyến trung ương. Tuy nhiên, tôi cũng phải khẳng định một điều là khi mở cửa để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa…, thì y tế vẫn là ngành nặng gánh nhất. Do đó, về mặt y tế cần phải làm rất kỹ, để làm sao có một khoảng thời gian gối đầu”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Báo cáo tại buổi làm việc với Thứ trưởng, PGS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, kiêm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết kể từ ngày đi vào hoạt động cho đến nay, đơn vị đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 500 bệnh nhân Covid-19 nặng, trong đó có nhiều ca nặng phải đặt máy thở xâm lấn, thở máy oxy liều cao (HFNC) và đặt nội khí quản.

Theo PGS Bắc, tính đến nay, Trung tâm này đã có hơn 200 trường hợp được xuất viện, trong đó, hơn 100 bệnh nhân thở oxy lưu lượng cao (HFNC) được trở về bên gia đình.

“Rất nhiều trường hợp người bệnh nặng được cứu sống ngoạn mục và xuất viện. Đó là động lực để đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên tiếp tục công hiến và làm việc hết mình không quản ngày đêm”, PGS Bắc chia sẻ.

TP.HCM sẽ giữ lại 3 bệnh viện dã chiến

Phát biểu tại họp báo định kỳ cung cấp thông tin tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, chiều 26/9, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết thành phố sẽ thu hẹp dần quy mô điều trị từ nay đến cuối năm.

“Quan điểm về phòng, chống dịch của ngành y tế thành phố là tăng cường chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, như vậy, tùy theo tình hình thực tế tại thành phố mà Sở có kế hoạch thu hẹp, tháo dỡ các bệnh viện dã chiến”, bà Mai nói.

thu truong bo y te khi trung uong rut quan y te tphcm se nang ganh df6 6055600

Lực lượng dân quân và y tế tại Bệnh viện dã chiến số 6, đặt tại Khu tái định cư Thủ Thiêm (An Khánh, TP Thủ Đức). Ảnh: Duy Hiệu.

Cụ thể, bà Mai cho biết hiện tại, các bệnh viện ở vùng xanh sẽ chuyển đổi về đúng công năng khám, chữa bệnh cho người dân không phải Covid-19. Trong đó có 2 cơ sở y tế đang chuyển đổi là Bệnh viện Đa khoa quận 7 và Bệnh viện Đa khoa huyện Củ Chi.

Các cơ sở thu nhận bệnh nhân Covid-19 được xây dựng từ trường học sẽ thu hẹp trước để trả lại cơ sở hạ tầng.

“Với bệnh viện dã chiến khác, khi các đơn vị này hoàn thành sứ mệnh của họ, nghĩa là đến khi không còn bệnh nhân thì Sở sẽ có kế hoạch thu hẹp dần dần từ nay đến hết tháng 12/2021″, bà Mai cho biết.

Những bệnh viện dã chiến giữ lại sẽ được cơ cấu lại thành bệnh viện 3 tầng. Trong đó, ưu tiên giữ lại các bệnh viện dã chiến gắn kết với Trung tâm hồi sức Covid-19 (có 3 cơ sở là Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 13, 14 và 16).

Những bệnh viện khác, tùy theo việc hoàn thành sứ mệnh mà Sở Y tế TP.HCM thu hẹp quy mô.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, trong ngày 25/9, số ca nhập bệnh viện tầng 2, tầng 3 là 3.512 người. Tổng số ca đang điều trị tại bệnh viện tầng 2, 3 là 39.208 bệnh nhân. Trong đó, tại bệnh viện tầng 3 có 2.932 ca đang điều trị.

Số ca nặng có hỗ trợ hô hấp là 6.351 người, chiếm tỷ lệ 16,2% so với tổng ca đang nằm viện và 6,7% so với tổng số F0.

Số ca đang thở máy xâm lấn là 838 người, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng ca đang nằm viện và 0,9% so với tổng số F0. Số lượng t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi là 3.751 người. Số bệnh nhân là phụ nữ mang thai là 314 người.

Ngày 25/9, TP.HCM tiêm được 242.025 mũi vaccine. Tổng số mũi tiêm đã triển khai tính đến 25/9 là hơn 9.441.815 triệu liều.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn hướng dẫn người dân tự làm test nhanh Covid-19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết việc cho người dân lấy mẫu tại nhà hoặc tự lấy mẫu ở nhà sẽ giúp giảm nguồn lực y tế, tránh việc lây lan khi lấy mẫu từng xảy ra ở một số nơi.

Ngày 23/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng một số thành viên trong đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến một số điểm lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại TP Thủ Đức để hướng dẫn người dân tự làm test nhanh tại nhà.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn hướng dẫn người dân làm xét nghiệm Covid-19

Thứ trưởng Sơn cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành những quyết định, chỉ thị, công điện đối với tình hình mới, TPHCM cũng đã xác lập trạng thái mới trong vòng một tháng từ ngày 15/8 đến ngày 15/9. Vì thế, việc sử dụng xét nghiệm để phát hiện cho bằng được các F0 trong cộng đồng là hết sức quan trọng. Để làm được việc này phải tổ chức một lượng xét nghiệm rất lớn.

thu truong nguyen truong son huong dan nguoi dan tu lam test nhanh covid 19 3b7 5981352

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trực tiếp hướng dẫn người dân tự xét nghiệm Covid-19 (Ảnh: Bộ Y tế).

Theo ông, bên cạnh việc chuẩn bị các bộ test kit, hệ thống để chạy xét nghiệm RT-PCR thì việc tổ chức hướng dẫn người dân lấy mẫu tại nhà hoặc tự lấy mẫu ở nhà là rất quan trọng.

“Trước hết, điều này sẽ giúp giảm nguồn lực y tế, chỉ cần đội ngũ giám sát và tình nguyện viên để hỗ trợ cho người dân. Bên cạnh đó, trong thời gian trước, việc lây lan F0 trong khi lấy mẫu đã xảy ra ở một số nơi do chưa đảm bảo điều kiện sát khuẩn. Vì thế, việc người dân tự lấy mẫu cũng sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện test diện rộng”, Thứ trưởng Sơn chia sẻ.

Thứ trưởng hy vọng, với sự tham gia tự nguyện của người dân lấy mẫu cùng với sự theo dõi, giám sát hỗ trợ của ngành y tế, hoạt động này sẽ đảm bảo tiêu chí về mặt kỹ thuật cũng như số lượng lấy mẫu sẽ tăng lên nhiều lần so với trước đây.

thu truong nguyen truong son huong dan nguoi dan tu lam test nhanh covid 19 c8f 5981352

Theo các chuyên gia, việc cho người dân tự xét nghiệm tại nhà sẽ giúp làm giảm số lượng công việc của nhân viên y tế (Ảnh: Bộ Y tế).

GS.TS Lê Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, thành viên đoàn công tác Bộ Y tế tại TPHCM cũng cho biết biến chủng lần này của virus SARS-CoV-2 khiến khả năng lây nhiễm trong cộng đồng rất lớn. Nếu người dân tự kiểm soát được khả năng nhiễm của mình sẽ hết sức tốt.

“Nếu người tự làm được test này sẽ giúp bảo vệ cho chính họ, họ có thể kiểm soát được họ có thể bị nhiễm hay không. Đồng thời, giảm áp lực cho nhân viên y tế”, TS Mai chia sẻ.

Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý việc để người dân tự xét nghiệm là rất cần thiết với tình hình dịch tại TPHCM hiện nay nhưng việc sử dụng test này phải có sự quản lý của nhân viên y tế.

thu truong nguyen truong son huong dan nguoi dan tu lam test nhanh covid 19 994 5981352

thu truong nguyen truong son huong dan nguoi dan tu lam test nhanh covid 19 c37 5981352

Các nhân viên y tế, tình nguyện viên sẽ hỗ trợ người dân khi tự xét nghiệm Covid-19 (Ảnh: Bộ Y tế).

Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho biết TP đang thực hiện công tác xét nghiệm diện rộng cho toàn bộ khu vực có nguy cơ cao và rất cao với mục tiêu nhanh chóng tìm được các ca F0 còn trong cộng đồng, kịp thời đưa đi các cơ sở tiếp nhận điều trị hoặc cách ly tại nhà và có hướng dẫn y tế phù hợp tại nhà theo quy định của Bộ Y tế.

“Với nguồn lực nhân viên y tế có hạn nên chúng tôi rất cần sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là người dân tự làm xét nghiệm, nhân viên y tế có vai trò giám sát, hướng dẫn sau đó đọc kết quả. Trong trường hợp phát hiện ca dương tính sẽ kịp thời xử lý”, ông Tùng nói.

Theo đó, đầu tiên người dân sẽ được làm test nhanh, trường hợp dương tính sẽ tiếp tục được làm xét nghiệm PCR để khẳng định, từ đó có hướng giải quyết phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *