Thai phụ sau tiêm vaccine Covid-19 cần làm gì?

Phụ nữ mang thai không được ở một mình trong ba ngày đầu sau tiêm, theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt, tạo tâm lý thoải mái để đáp ứng miễn dịch tốt nhất.

Thai phụ được coi là nhóm đối tượng đặc biệt khi tiêm vaccine Covid-19. Cơ thể bà bầu phải chịu gánh nặng gấp đôi; thận, gan, hệ tim mạch và hệ hô hấp hoạt động với cường độ mạnh hơn. Sau tiêm, họ gặp phản ứng phụ giống người bình thường như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau khớp, tăng cảm giác đau, sưng, đỏ, bồn chồn… Do đó, tiêm vaccine Covid-19 trên phụ nữ mang thai cần rất thận trọng, theo dõi, xử trí kịp thời nếu có phản ứng phụ nặng.

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Nguyệt Ánh, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khuyến cáo ba ngày đầu tiên sau tiêm vaccine Covid-19 bà bầu không nên ở một mình do đây là thời gian cơ thể thường xuất hiện phản ứng phụ. Thai phụ chủ động theo dõi sức khỏe bản thân, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tâm lý thoải mái để đáp ứng miễn dịch tốt nhất sau tiêm vaccine.

Nếu sốt dưới 38,5 độ sau tiêm, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút. Nếu sốt từ 38,5 độ trở lên hoặc đau mỏi người, đau tại chỗ tiêm, uống thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau thông thường chứa paracetamol theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Trường hợp không hạ sốt hoặc sốt cao hơn 39 độ, thai phụ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Trường hợp sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm, theo dõi sức khỏe. Nếu sưng to hơn, các triệu chứng không giảm, thai phụ đi khám ngay. Không bôi, đắp lên chỗ sưng đau ở vị trí tiêm các thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay thuốc mỡ…

Bà bầu có lịch tiêm vaccine uốn ván, sởi, nên sắp xếp để tiêm trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19 ít nhất 14 ngày hoặc cách 28 ngày sau khi tiêm vaccine Covid-19.

thai phu sau tiem vaccine covid 19 can lam gi 852 6075740

Phụ nữ mang thai ở Hà Nội tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Giang Huy.

Thai phụ có thể vẫn gặp biến chứng COVID-19 dù không mắc bệnh

Nghiên cứu cho thấy cho dù phụ nữ mang thai không mắc COVID-19, nhưng họ vẫn có thể gặp phải các biến chứng vì những căng thẳng liên quan đại dịch.

thai phu co the van gap bien chung covid 19 du khong mac benh 69a 6051706
Ảnh minh họa: Shutterstock

Theo tờ Dailymail, các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester (Anh) đã phân tích nhau thai của 115 bà mẹ sinh con trong đại dịch COVID-19.

Họ phát hiện ra nhiều bất thường hơn so với những người mang thai trước năm 2020. Trong nghiên cứu, các chuyên gia đã lấy mẫu nhau thai, dây rốn và màng phôi thai từ thai phụ. Các bất thường gồm có tình trạng nồng độ Fibrinogen huyết tương cao (yếu tố đông m.áu), có thể ngăn cản thai nhi phát triển, gây tình trạng vôi hóa quá mức mà lẽ ra chỉ gần chào đời mới xảy ra.

Những vấn đề này không gây ra triệu chứng nào nhưng các tình trạng như nhau bong non có thể gây đau bụng, co thắt, gây rủi ro sinh non hoặc thai lưu.

Các nhà nghiên cứu cho biết những vấn đề này phổ biến ở các thai phụ trong đại dịch, cho dù họ có mắc COVID-19 hay không.

Cụ thể, tỷ lệ gặp các vấn đề nhau thai tăng gấp ba ở những bà mẹ mắc COVID-19, nhưng cũng tăng gấp đôi ở những thai phụ thậm chí còn chưa bao giờ mắc bệnh này.

Các chuyên gia cho rằng điều này có thể do căng thẳng liên quan đại dịch và căng thẳng có thể kích hoạt tình trạng viêm và thay đổi cấu trúc với cơ quan quan trọng này. Các tổ chức cho biết cần nghiên cứu thêm để xem liệu bất thường trong nhau thai có khiến bà mẹ và em bé gặp rủi ro gì không.

Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Alexander Heazell nói: “Các vấn đề về nhau thai gia tăng mà chúng tôi thấy trong đại dịch là điều đáng lo ngại. Nhưng chúng tôi cần nghiên cứu dài hạn hơn để hiểu hoàn toàn các tác động của COVID-19 và tình trạng căng thẳng liên quan trong thai kỳ. Cả hai điều này đều ảnh hưởng rõ ràng tới nhau thai nhưng chúng tôi vẫn không thể nói chính xác điều này tác động thế nào tới sức khỏe bà mẹ và em bé. Trong khi đó, cần phải chăm sóc tâm lý và hỗ trợ trong suốt thai kỳ cho thai phụ, giúp giảm tác động của đại dịch tới tình trạng sức khỏe của bà mẹ”.

Nhau thai là cơ quan đầu tiên hình thành trong quá trình phát triển bào thai. Nhau thai đóng vai trò là phổi, ruột, thận và gan của thai nhi, tiếp nhận ô xy và dưỡng chất từ m.áu mẹ và trao đổi chất thải.

Hàng năm, cứ 500 phụ nữ ở Mỹ thì có một người gặp vấn đề nhau thai. Tỷ lệ này cũng tương đương ở Anh.

Thai phụ từ Mỹ, Canada, Pháp và Anh đã tham gia nghiên cứu nói trên trong đợt dịch COVID-19 đầu tiên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *