GĐXH – Để giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhanh, ngoài việc lượng sức mình, bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản dưới đây.
Bộ phận ‘đại bổ’ trên con bò rẻ hơn thịt, lại giàu canxi, cực tốt cho xương khớp và hữu hiệu trong làm đẹp
GĐXH – Đuôi bò có mùi đặc trưng nên không phải ai cũng biết ăn. Tuy nhiên, đây lại là bộ phận mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Sau khi uống rượu bia, cồn sẽ được hấp thụ và đi vào máu. Máu sẽ đi khắp cơ thể trong đó có phổi. Tới phổi, cồn trong máu sẽ di chuyển qua màng hô hấp của phổi. Do đó, không khí bạn thở ra sẽ chứa cồn.
Lượng cồn trong không khí thở ra là một trong những căn cứ quan trọng để xử lý người tham gia giao thông sử dụng rượu bia. Máy đo nồng độ cồn có thể phát hiện liệu bạn có vượt quá nồng độ cồn trong hơi thở cho phép hay không. Nếu vượt quá bạn sẽ phải chịu mức phạt nồng độ cồn theo quy định.
Ảnh minh họa
Uống rượu bia trong bao lâu thì hết nồng độ cồn?
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp, Bộ Quốc Phòng, cho biết tùy vào thể trạng, tần suất uống, lượng uống của từng người mà thời gian chính xác để loại bỏ hoàn toàn cồn trong cơ thể sẽ khác nhau.
Người trưởng thành có sức khỏe bình thường thì cứ sau một tiếng, gan sẽ đào thải được một đơn vị cồn. Tùy theo thể trạng khác nhau quãng thời gian này có thể tăng lên hay giảm đi, như các yếu tố bệnh lý, tuổi tác, cân nặng, hoặc khi dạ dày chứa nhiều thức ăn thì tốc độ hấp thu rượu của dạ dày sẽ chậm và tốc độ thải trừ cồn cũng sẽ chậm theo.
Chẳng hạn, uống 10 chén rượu mạnh (khoảng 40 độ) tương đương với 10 đơn vị cồn, gan sẽ mất khoảng 10 tiếng đào thải. Ngoài ra, sau khi đã thải trừ rồi, gan cần ba tiếng nữa để nồng độ cồn trong máu về 0. Do đó, bạn phải mất khoảng 13 tiếng thổi nồng độ cồn mới không lên. Lưu ý, cho dù sau khi gan thải trừ hết nồng độ cồn thì về cơ bản, cơ thể vẫn cần hai đến ba tiếng để thải trừ hết hoàn toàn.
Để giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhanh nhất, bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây:
4 mẹo giảm nồng độ cồn nhanh nhất sau khi uống bia rượu
Ảnh minh họa
Ăn trước khi uống
Uống rượu khi đói dễ khiến bạn say, axit trong dạ dày tăng kích thích dạ dày hơn, dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dài ảnh hưởng dạ dày, đại tràng, gan. Bạn nên ăn một vài lát bánh mì, bánh quy giòn từ ngũ cốc nguyên hạt để giảm tác hại của rượu bia tới niêm mạc dạ dày, ruột, giảm nôn và giảm khả năng hấp thụ nồng độ cồn vào máu.
Uống nhiều nước
Sau khi uống rượu, cách để đào thải chất cồn nhanh ra khỏi cơ thể là uống nhiều nước. Nước sẽ hòa loãng chất cồn. Ngoài ra cũng nên uống thêm các loại nước giúp trung hòa axit như nước chanh, cam, nước gừng mật ong, nước dừa, nước mía, trà hoặc ăn những thực phẩm có tác dụng tương tự như cải xanh, củ cải.
Uống oresol
Một cách bù điện giải, giảm nồng độ cồn khôn ngoan nhất là uống oresol pha theo chỉ dẫn. Oresol là dung dịch cân bằng điện giải, rất rẻ tiền, dễ sử dụng, an toàn, giúp bổ sung điện giải và bù nước rất tốt. Lưu ý, chỉ nên dùng đường uống, không nên truyền.
Không pha thêm nước tăng lực
Khi uống rượu, bạn tuyệt đối không được pha rượu với nước tăng lực, nước ngọt hay uống bia và rượu cùng lúc vì sẽ gây hấp thu nhanh hơn, đặc biệt nước tăng lực gây tỉnh táo giả, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ.
Rượu bia nên uống bao nhiêu là đủ?
Ảnh minh họa
Cơ thể mỗi người có cơ chế hấp thụ và đào thải khác nhau. Uống rượu bao nhiêu là tốt hoặc uống bia bao nhiêu là an toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá nhân của từng người.
Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia đều khuyến cáo nữ giới mỗi ngày không nên uống quá một lon bia 330 ml nồng độ cồn 5%, còn nam giới không uống quá 3 lon bia hoặc 3 ly rượu vang.
Việc cần làm sau khi uống rượu bia
Sau uống bia, mọi người nên nghỉ ngơi một thời gian để cơ thể thải bởt cồn mới lái xe. Thời gian để đào thải nồng độ cồn 4-6 tiếng tùy vào cơ địa mỗi người.
Nếu uống quá chén, cách tốt nhất để đảm bảo an toàn sau khi uống rượu bia là bạn nên thuê xe hoặc gọi người thân đón về, không nên tự điều khiển phương tiện giao thông.
Để giảm tác động xấu của bia rượu tới cơ thể, bạn nên uống có chừng mực, ăn nhẹ trước khi uống, uống từ từ, lựa chọn rượu bia có nồng độ cồn thấp…
Để đảm bảo cơ thể có thể chuyển hóa và đào thải cồn trong bia rượu hiệu quả, cách đơn giản là duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện khoa học, sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho gan.
Loại rau mùa đông nên ăn để thải độc ruột, ổn định huyết áp và phòng bệnh viêm đường hô hấp
GĐXH – Hàm lượng albumin trong rau cần ta có tác dụng giúp giải độc và thanh lọc cơ thể hiệu quả. Rau cần cũng đặc biệt có tác dụng trong giảm ho, chống viêm, long đờm… thích hợp dùng trong mùa đông lạnh.
Cô gái 29 tuổi phát hiện ung thư dạ dày ác tính thừa nhận có thói quen nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
GĐXH – Cô gái bị phát hiện mắc ung thư dạ dày nguy hiểm thừa nhận hay bỏ bữa sáng, uống nhiều cà phê, rượu, làm việc áp lực…
Bé 13 tuổi viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa vì thói quen khó bỏ của nhiều người Việt
GĐXH – Trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng, cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn đủ bữa, đúng bữa, không ăn quá no, sau ăn không nên vận động mạnh, buổi tối nên ăn đồ dễ tiêu… để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.