1. Cảm thấy chướng bụng
Bài Viết Liên Quan
- Bị cua kẹp nhưng tự ý đắp gừng trộn với mật ong, người đàn ông suýt c.hết: Bác sĩ cảnh báo các bà nội trợ
- Bị đau lúc ‘âu yếm’ đi khám ra ung thư
- Hơn 33.600 t.rẻ e.m ở Hà Nội được tiêm vaccine COVID-19
Nếu cảm thấy đầy bụng và đau bụng có thể là do bạn ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tuy nhiên việc ăn quá nhiều đường cũng gây nên tình trạng này.
2. Thường xuyên cảm lạnh và cúm
Ăn nhiều đường sẽ ngăn các tế bào hệ miễn dịch tấn công vi khuẩn khiến cơ thể ốm yếu. Vitamin C mà cơ thể cần để chống lại cúm rất giống với cấu trúc hóa học của glucose. Thay vì tìm kiếm và tương tác với vitamin C, hệ miễn dịch sẽ lấy lượng glucose không có khả năng chống lại vi khuẩn cúm. Do đó, thay vì chống lại bệnh, hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Để ngăn ngừa tình trạng này, hãy hạn chế ăn đồ ngọt, thay vào đó cố gắng ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất dinh dưỡng, vitamin C và E, cũng như beta-carotene, kẽm.
3. Ăn nhiều đồ ngọt
Khi bạn ăn nhiều đồ ngọt mỗi ngày, vị giác sẽ quen với vị ngọt và không thể quay lại vị giác như trước đây. Tốt nhất bạn hãy ăn một quả táo và hạn chế tiêu thụ thêm các chất phụ gia có đường như đường tinh luyện và xi-rô ngọt, chuyển sang chế độ ăn uống cân bằng.
4. Sâu răng
Thức ăn ngọt tiềm ẩn nguy cơ gây sâu răng. Tuy nhiên, đường không làm sâu răng mà là do những mảnh vụn thức ăn còn sót lại trên răng sau khi bạn ăn. Nếu không được tiêu hóa hoặc chải răng đúng cách, mảnh vụn thức ăn sẽ tạo mảng bám trên răng, làm xói mòn bề mặt cứng của răng, dẫn đến sâu răng.
Các loại thức ăn có đường khác như kẹo, ngũ cốc có thể bị mắc kẹt giữa các răng và đẩy nhanh quá trình sâu răng.
5. Tăng cân
Đồ ăn nhẹ và đồ ngọt làm tăng sản xuất insulin lưu trữ chất béo dư thừa trong bụng. Do đó ăn quá nhiều đường sẽ gây tăng cân.
6. Nổi mụn liên tục
Thực phẩm chứa đường làm cho nồng độ insulin tăng đột biến và bắt đầu quá trình liên kết đường với các phân tử protein. Ngay khi glucose xâm nhập vào máu, nó sẽ khởi động một loạt các quá trình sinh lý phức tạp, có thể gây viêm và các vấn đề về da. Tăng insulin có thể làm tăng hoạt động của các tuyến dầu trên da và kích hoạt các quá trình viêm.
Ăn nhiều đường sẽ khiến bạn dễ nổi mụn trứng cá. Nếu làn da trở nên xấu xí đi và không có phương pháp điều trị nào hiệu quả, bạn hãy thử thay đổi thói quen ăn uống. Không cần phải bỏ hoàn toàn lượng đường ra khỏi thực đơn nhưng nên ăn ít thực phẩm chứa đường.
7. Lúc tràn đầy năng lượng lúc không
Glucose giúp cung cấp năng lượng trong cơ thể, đó là lý do tại sao giữ mức đường trong máu ở mức phù hợp rất quan trọng. Nếu không nó có thể thay đổi năng lượng cơ thể trong suốt cả ngày. Khi ăn đồ ngọt, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin, đưa glucose đến các tế bào khiến bạn tràn đầy năng lượng. Khi chu kỳ kết thúc, năng lượng giảm sẽ giảm đi vì cơ thể muốn nhiều đường hơn.
Để duy trì năng lượng, bạn cần tránh ăn đồ ngọt và đồ ăn nhẹ không lành mạnh. Thay vào đó, hãy chọn protein nạc và chất béo lành mạnh. Bổ sung năng lượng “thực sự” cho cơ thể từ thực phẩm lành mạnh. Hàm lượng đường trong máu nhiều quá cao sẽ khiến năng lượng cơ thể tăng giảm bất thường.
8. Thèm đồ ngọt và những thực phẩm có đường khác
Đường tiêu thụ thức ăn rất nhanh, khiến bạn cảm thấy đói mặc dù thực tế là bạn đã ăn một giờ trước. Bộ não coi đường là phần thưởng hoặc một món ăn và bạn càng ăn nhiều đường, cơ thể càng thèm khát. Đó là một vòng luẩn quẩn và gây nghiện.
9. Đau cơ và khớp
Ăn quá nhiều đường làm cho các tế bào miễn dịch tiết ra các chất truyền nhiễm vào máu, phá vỡ protein gắn với phân tử glucose. Càng ăn nhiều đường thì càng gây viêm nhiễm, làm phá vỡ các chu kỳ trong cơ thể. Một loạt các phản ứng hóa sinh diễn ra do viêm nhiễm có thể gây viêm khớp, đục thủy tinh thể, bệnh tim, trí nhớ kém hoặc da nhăn nheo.
Ngọc Huyền – Theo brightside