Miễn dịch cơ thể kéo dài bao lâu sau khỏi Covid-19?

Sau khỏi Covid-19, tùy cơ địa từng người mà khả năng sinh miễn dịch khác nhau, mạnh nhất là trong 6 tháng đầu và có thể tồn tại suốt đời.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, cho biết sau khỏi Covid-19, miễn dịch tăng cao trong 6 tháng đầu, vì thế, ít nhất sau 6 tháng khỏi bệnh là thời điểm thích hợp để tiêm vaccine Covid-19. Đây cũng là ý kiến của bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm Khuẩn – thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1. Theo quy định Bộ Y tế hiện nay, những trường hợp có t.iền sử đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng sẽ tạm hoãn tiêm vaccine.

Bác sĩ Hà phân tích, miễn dịch sau khỏi bệnh dựa vào nhiều yếu tố, trong đó cơ thể sẽ tồn tại kháng thể trung hòa. Kháng thể là một thành phần của hệ miễn dịch, trong đó kháng thể IgG xuất hiện trong m.áu và dịch ngoại bào, giúp bảo vệ cơ thể khỏi n.hiễm t.rùng. Kháng thể trung hòa là những kháng thể dính vào virus, ngăn chặn virus lây nhiễm qua các tế bào khác.

Ngoài kháng thể trung hòa, miễn dịch cơ thể còn dựa vào nguyên tắc “trí nhớ miễn dịch”. Các kháng thể chống lại bệnh tật, hay còn được gọi là tế bào B và tế bào T có khả năng nhận dạng virus, đều hiện hữu nhiều tháng sau khi khỏi bệnh. Tế bào B khi có kháng nguyên đến sẽ kích hoạt, nhân lên, sản xuất ra kháng thể tấn công các mảnh virus còn lại. Tế bào T là tế bào tại chỗ, có tác dụng diệt virus tăng lên.

Vì thế, miễn dịch không hoàn toàn phụ thuộc vào lượng kháng thể trung hòa (tức không phải định lượng kháng thể trung hòa yếu là không có miễn dịch), mà còn phụ thuộc vào “trí nhớ miễn dịch” của tế bào. Miễn dịch cơ thể mạnh hay yếu, kéo dài trong bao lâu phụ thuộc vào từng người, nồng độ virus khi nhiễm. Ngoài ra, người có bệnh nền, hệ miễn dịch suy giảm… thì miễn dịch sau khỏi Covid-19 cũng sẽ khác nhau.

“Nói chung, sau khi khỏi bệnh, miễn dịch cao”, ông Hà nói. “Bản thân người khỏi bệnh có hệ tế bào trí nhớ miễn dịch, sẽ được huy động trong lúc gặp virus. Vì vậy, những người này không cần tiêm vaccine Covid-19 ngay. Nếu tiêm cũng không ảnh hưởng gì, góp phần nâng cao hệ miễn dịch”.

Nhiều ý kiến đưa ra xoay quanh khả năng miễn dịch của người bệnh Covid-19 nặng và nhẹ sau khỏi. Một số nghiên cứu cho rằng, người bệnh nặng đã khỏi thì đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ. Với người bị nhẹ, không triệu chứng, tức khả năng lành bệnh tốt thì hệ miễn dịch lại không được tập duyệt. Vì vậy, người bị nhẹ đáp ứng miễn dịch ít hơn là những người bị nặng. Song, một vài ý kiến khác cho rằng, nguyên tắc là một người có sức đề kháng mạnh thì mới bị bệnh nhẹ, vậy thì không có lý do gì mà một người sức đề kháng mạnh lại không có miễn dịch tốt bằng người bệnh nặng.

Trường hợp đã khỏi bệnh nhưng tái nhiễm, theo ông Hà, nguyên nhân thứ nhất là miễn dịch của người đó không được tốt, thứ hai là tải lượng virus quá nhiều thì mới tái nhiễm. Tuy nhiên, tỷ lệ tái nhiễm trên thế giới không nhiều và ít khi tái nhiễm trong thời gian ngắn khi vừa khỏi bệnh.

Thông thường, những người bệnh nền như tiểu đường, HIV… miễn dịch bị ức chế, làm hạn chế khả năng sinh kháng thể, vẫn có thể có miễn dịch tế bào.

mien dich co the keo dai bao lau sau khoi covid 19 849 6073113

Nhân viên y tế điều trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, TP Thủ Đức, TP HCM, ngày 19/7. Ảnh: Thành Nguyễn

Miễn dịch của người sau khỏi Covid-19 có thể kéo dài suốt đời, nếu nCoV vẫn tồn tại, lưu hành hàng năm, theo các chuyên gia.Ông Hà phân tích, khi một virus xâm nhập, cơ thể sẽ phân công ra một nhóm tế bào phụ trách, nghiên cứu đặc điểm “kẻ thù” để trí nhớ tế bào tấn công. Trong thời gian ngắn, trí nhớ tế bào này sẽ kích hoạt hệ thống tế bào, nhân lên nhiều. Về nguyên lý, tế bào đó luôn luôn tồn tại đến suốt đời.

Tuy nhiên, để lâu dài, bền vững thì tế bào đấy vẫn phải được huấn luyện. Chuyên gia lấy ví dụ về bệnh sởi, trước đây khi chưa có vaccine sởi, nhiều em bé bị nhiễm sởi, khi khỏi bệnh sẽ không bị lại nữa, đó là miễn dịch lâu dài. Hàng năm vẫn có virus sởi lưu hành, những người bị sởi khỏi rồi vẫn tiếp xúc với virus sởi, các tế bào luôn luôn được nhắc nhở, hoạt động, tập luyện, nên miễn dịch ấy gần như suốt đời.

Sau này khi có vaccine sởi, miễn dịch do tiêm chủng chỉ kéo dài độ 10-15 năm, nên người lớn như phụ nữ mang thai có thể mắc sởi. Vì miễn dịch lâu quá rồi nên giảm đi, nên mới cần nhắc lại vaccine.

Với Covid-19 cũng vậy. Ở những người khỏi bệnh, nếu sau này nCoV vẫn tồn tại, lưu hành và hàng năm vẫn có những người bị nhiễm bệnh với mức độ ít, thì tế bào cơ thể những người khỏi luôn luôn được tập luyện, nên có thể hiểu miễn dịch của người sau khỏi Covid-19 có thể kéo dài suốt đời. Tức người miễn dịch tự nhiên vẫn phải thường xuyên gặp gỡ mầm bệnh thì mới duy trì được hệ miễn dịch tốt.

Vậy miễn dịch của người sau khỏi bệnh và miễn dịch của vaccine Covid-19 khác nhau ra sao? Theo ông Hà, nguyên tắc miễn dịch của người khỏi bệnh sẽ bền vững hơn vaccine Covid-19, nhưng vẫn phải tùy vào từng người. Với vaccine Covid-19, khả năng bao lâu phải có nghiên cứu, theo dõi đ.ánh giá nồng độ kháng thể giảm bao nhiêu trong 6 tháng, 1 năm, 2 năm… Dựa vào đó, các nhà nghiên cứu sẽ nghiên cứu mũi nhắc lại thứ 3. Tuy nhiên hiện nay, các nhà nghiên cứu cũng chưa tính mũi thứ ba trong bao lâu thì tiêm nhắc lại.

Thông thường, những vaccine không phải cấp phép khẩn cấp sẽ được nghiên cứu đầy đủ trong vòng 5-7 năm. Vì vaccine Covid-19 được cấp phép khẩn cấp nên chỉ đ.ánh giá được hiệu quả bảo vệ ban đầu, hiện chưa biết mũi nhắc lại sẽ vào thời điểm nào. Các chuyên gia khuyến cáo người đã tiêm vaccine Covid-19, người khỏi bệnh, vẫn cần thận trọng, thực hiện nghiên các quy định của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh.

Vì sao số bệnh nhân được can thiệp ECMO tại TP.HCM giảm về 0?

Đồ thị số lượng ca mắc mới và t.ử v.ong tại TP.HCM có chiều hướng giảm rõ rệt so với giai đoạn đỉnh điểm của đợt bùng phát dịch.

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 4/10, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, lý giải thông tin liên quan số bệnh nhân được can thiệp ECMO tại các bệnh viện tầng 3 giảm mạnh trở về 0.

Theo bà Mai, việc chỉ định sử dụng máy thở và thiết bị hỗ trợ hồi sức tích cực, trong đó có ECMO là kỹ thuật khó. Đây là biện pháp hỗ trợ oxy hóa màng ngoài cơ thể sau cùng khi nhân viên y tế đã sử dụng tất cả biện pháp hồi sức cấp cứu nhưng không thành công.

“Trường hợp không có bệnh nhân nào phải thở ECMO là rất mừng, bởi họ đã cai được ECMO hoặc cũng có thể là bệnh nhân đã t.ử v.ong do không thể cứu chữa. Tuy nhiên, nếu nhìn trên bình diện chung, số ca t.ử v.ong tại thành phố giảm, nhiều khả năng bệnh nhân đang điều trị ECMO đã chuyển nhẹ và được chuyển về tầng thấp hơn để điều trị”, bà Mai nói.

vi sao so benh nhan duoc can thiep ecmo tai tphcm giam ve 0 e05 6072581

Một bệnh nhân Covid-19 nặng được can thiệp ECMO tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.

Ông Phạm Đức Hải, Phó ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, cho biết trong ngày 3/9, số ca bệnh nặng thở máy và nhập viện ở thành phố có chiều hướng giảm mạnh. Về số bệnh nhân nặng đang thở máy, trong ngày 1/10 là 1.572 trường hợp, đến ngày 2/10 giảm còn 1.536 và 3/10 chỉ còn khoảng 724 người.

Số bệnh nhân nhập viện trong ngày 3/10 là 1.449, trong khi đó, số xuất viện 2.743. Về số lượng t.ử v.ong do Covid-19, trong ngày 1/10, con số này là 125 trường hợp, ngày 2/10 giảm còn 79 và ngày 3/10 là 93.

Liên quan một số cơ sở y tế triển khai xét nghiệm kháng thể, bà Mai cho biết hiện tại Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM không có quy định người dân phải có kết quả xét nghiệm kháng thể khi ra đường. Việc người dân đăng ký xét nghiệm kháng thể xuất phát từ nhu cầu.

Do đó, các cơ sở y tế, phòng khám có thể triển khai xét nghiệm này nếu đã được phê duyệt danh mục kỹ thuật và đảm bảo đủ yêu cầu. Tuy nhiên, đơn vị chức năng của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM sẽ rà soát đối với các cơ sở có triển khai xét nghiệm này.

“Dù là nhu cầu của người dân nhưng xét trên bình diện khoa học, quy định của Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM không khuyến cáo làm vì xét nghiệm này không có ý nghĩa. Xét về mức độ lãng phí kinh tế, thời gian tới, Sở sẽ triển khai các bài viết tuyên truyền để người dân hiểu rõ về xét nghiệm kháng thể trong giai đoạn này”, bà Mai nói.

Tính đến ngày 3/10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM nhận được báo cáo kết quả đ.ánh giá của các đoàn kiểm tra tại 22 quận, huyện và TP Thủ Đức.

Kết quả cho thấy có 17 địa phương đề nghị công bố kiểm soát dịch, bao gồm: TP Thủ Đức, quận 1, 3, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Phú, Tân Bình, Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi.

Còn 3 đơn vị chưa có báo cáo thẩm định của đoàn kiểm tra (quận 4, Bình Thạnh, Hóc Môn). Hai đơn vị chưa công nhận kiểm soát dịch là Bình Tân và Bình Chánh.

Ông Phạm Đức Hải cho biết trong 3 ngày thực hiện chỉ thị 18, đại bộ phận người dân TP.HCM phấn khởi, nhiều doanh nghiệp, cơ sở trở lại hoạt động, tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp.

Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận người dân chưa thực hiện Chỉ thị 18 (không khẩu trang, xếp hàng không khoảng cách, lưu thông khi chưa đủ điều kiện, bán hàng rong…)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *