Lưu ý về thời điểm nên khám vô sinh

Theo Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, hiếm muộn – vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai hoặc không có con sau ít nhất một năm g.iao h.ợp bình thường, không áp dụng biện pháp ngừa thai.

Khi đó, nên đi khám để được tư vấn về sức khỏe sinh sản.

luu y ve thoi diem nen kham vo sinh 3df 6073267

Các bác sĩ Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội chọc hút trứng, thực hiện TTTON điều trị hiếm muộn. Ảnh TRUNG ĐỨC

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hiếm muộn nguyên phát (những cặp vợ chồng chưa từng có thai) hoặc hiếm muộn thứ phát (những cặp vợ chồng đã có thai hoặc từng sinh con nhưng không thể có thai lại), các bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp. Có nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn; và nguyên nhân do vợ hoặc chồng là tương đương nhau chiếm khoảng 30 – 40%, do cả vợ và chồng chiếm 15 – 30%, và khoảng 10% hiếm muộn không rõ nguyên nhân. Do đó, để tìm nguyên nhân, cả vợ và chồng cần được thăm khám.

Trong tháng 10, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội triển khai chương trình “Thăm khám an toàn – hỗ trợ tối đa”, áp dụng miễn phí test nhanh Covid-19 với trường hợp lần đầu đến khám và các ca thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF); miễn phí thăm khám (nam khoa, sức khỏe sinh sản…), tư vấn vô sinh – hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện giảm 20% chi phí xét nghiệm cơ bản, chi phí chụp tử cung – vòi trứng; dành tặng 2 triệu đồng cho các cặp vợ chồng hoàn thiện hồ sơ và thực hiện IVF trong tháng 10; miễn phí giường bệnh cho các gia đình khi thực hiện IVF trong thời gian lưu trú tại bệnh viện.

Hướng dẫn phục hồi phổi tại giường cho bệnh nhân Covid-19

Những bệnh nhân mắc Covid-19 có thể trạng tốt hoặc đã âm tính với SARS-CoV-2 được các bác sĩ hướng dẫn tập vận động, phục hồi chức năng phổi ngay tại giường bệnh.

Hướng dẫn phục hồi phổi tại giường cho bệnh nhân Covid-19

huong dan phuc hoi phoi tai giuong cho benh nhan covid 19 fa3 6022885

Mỗi buổi sáng, hàng chục bệnh nhân đang điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp (Quận 8, TPHCM) được bác sĩ chuyên Khoa hướng dẫn tập vận động, phục hồi chức năng phổi khi tiến triển bệnh ngày càng tốt.

huong dan phuc hoi phoi tai giuong cho benh nhan covid 19 1dd 6022885

Những động tác đưa hai tay thẳng qua đầu, hít chậm, sâu và đều, hạ tay xuống xuôi theo thân… được các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân làm đúng kỹ thuật.

huong dan phuc hoi phoi tai giuong cho benh nhan covid 19 686 6022885

Mỗi buổi chỉ khoảng 3 động tác, chủ yếu co giãn lồng ngực. Buổi tập ngắn, kéo dài khoảng 10 phút nhưng có bệnh nhân cũng không thể thực hiện vì sức khỏe kém, bệnh nhân dễ hụt hơi khi nồng độ oxy trong m.áu (SpO2) xuống thấp.

huong dan phuc hoi phoi tai giuong cho benh nhan covid 19 f52 6022885

huong dan phuc hoi phoi tai giuong cho benh nhan covid 19 5b6 6022885

Bác sĩ chỉnh lại động tác để hai tay sau gáy và gập liên tục như cánh bướm, giúp bệnh nhân vận động lồng ngực.

huong dan phuc hoi phoi tai giuong cho benh nhan covid 19 4c2 6022885

Các bệnh nhân có thể thực hiện trôi chảy các động tác đa phần đã cai được oxy. Các động tác tập trung vào việc giãn nở lồng ngực, khi họ đã trải qua quá trình tập tại giường. Độ khó tăng dần lên, bệnh nhân được yêu cầu bước ra khỏi giường để tập luyện.

huong dan phuc hoi phoi tai giuong cho benh nhan covid 19 5e3 6022885

Ngày vào viện, ông Võ Hữu Danh, ngụ phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân có chỉ số SpO2 thấp (84%), khiến ông thường xuyên đau ngực và khó thở.

“Hôm hai vợ chồng trở nặng, may có người quen đưa số tổng đài “F0, Chúng tôi bên bạn”, qua liên lạc thì có xe cứu thương xuống tận nhà đón hai vợ chồng vào bệnh viện. Nay đã 13 ngày, tôi đứng tập thể dục, có sức cột dây rèm như thế này là tốt lắm rồi. Lúc mới vô, ngồi còn không nổi”, ông Danh phấn khởi.

huong dan phuc hoi phoi tai giuong cho benh nhan covid 19 846 6022885

“Em âm tính rồi, giờ ở lại đây chăm bà ngoại. Sau khi tập vận động, em ngồi phơi nắng một chút để diệt khuẩn”, em Lê Hoàng Anh Tuấn (19 t.uổi) ngụ phường 5, Quận 8 chia sẻ.

huong dan phuc hoi phoi tai giuong cho benh nhan covid 19 756 6022885

Bên trong khu vực điều trị các ca nặng, bác sĩ Phạm Ngô Lộc đến hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân ngay tại giường.

huong dan phuc hoi phoi tai giuong cho benh nhan covid 19 ec8 6022885

Do nằm một chỗ hai tuần nên khả năng vận động cơ các bệnh nhân hạn chế, bác sĩ phải hỗ trợ vận động thường xuyên cho bệnh nhân.

huong dan phuc hoi phoi tai giuong cho benh nhan covid 19 320 6022885

Nhờ được hướng dẫn cũng như theo sát, bệnh nhân này cải thiện khá tốt nồng độ oxy trong m.áu cũng như khả năng vận động các cơ khi nằm trên giường.

huong dan phuc hoi phoi tai giuong cho benh nhan covid 19 d4e 6022885

Bà Nguyễn Thị Hạnh không cầm được nước mắt khi thấy các bác sĩ chăm sóc cho mẹ mình là bà Nguyễn Thị Viên (90 t.uổi) đang tụt SpO2 và huyết áp xuống thấp.

“Các bác sĩ ở đây rất thân thiện, xem bệnh nhân như những người thân, cả nhà tôi có bốn F0 nhưng các bác sĩ thay nhau chăm sóc 24/24h. Mẹ bệnh, chỉ có tôi và cháu (chị Nguyễn Thị Thu Thảo, áo hoa) vào chăm do cũng là F0. Bị bệnh này rồi, con cái có muốn vào chăm cũng không được”, bà Hạnh nghẹn ngào.

huong dan phuc hoi phoi tai giuong cho benh nhan covid 19 c5b 6022885

Bệnh nhân sau khi xác định khỏi bệnh, xét nghiệm hai lần âm tính sẽ đưa đến phòng đo chức năng hô hấp để đ.ánh giá khả năng thu nạp oxy trong cơ thể.

huong dan phuc hoi phoi tai giuong cho benh nhan covid 19 76f 6022885

Máy đo chức năng hô hấp sẽ cho ra kết quả mức độ tổn thương hô hấp, sự trao đổi khí như thế nào, kết hợp kết quả chụp X-quang để các bác sĩ đưa ra chương trình tập nặng nhẹ khác nhau cho bệnh nhân.

“Tổn thương phổi có thể nhận thấy rõ nhất là khả năng vận động của người bệnh sau khi phục hồi giảm đi đáng kể. Lúc bình thường có thể nâng bình nước 20 lít. Nhưng sau khi khỏi bệnh, khả năng nâng bình nước sẽ giảm vì lượng khí trao đổi không tốt”, bác sỹ Hồng Khánh Sơn – Chuyên Khoa Phục hồi chức năng- Vật lý trị liệu cho biết.

Trong điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, việc phục hồi chức năng, nhất là chức năng hô hấp đóng vai trò quan trọng khi bệnh nhân khỏi bệnh. Đối với những bệnh nhân có chỉ số SpO2 dưới 92%, nhịp thở 30 lần/phút hạn chế vận động, đa phần đều cần sử dụng bình oxy. Chính vì thế bác sỹ sẽ can thiệp bằng các bài tập hồi phục chức năng, tránh teo cơ, cứng khớp, n.hiễm t.rùng tiểu… do bệnh nhân nằm một chỗ quá lâu.

“Với những bệnh nhân chưa đi lại được thì bác sĩ đến tập thụ động tại giường. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhóm bệnh nhân nặng, nguy kịch đã xuất viện để hỗ trợ tập phục hồi. Bên cạnh đó, phục hồi chức năng về mặt tinh thần cũng là yếu tố quan trọng. Nhìn chung, nếu phục hồi chức năng can thiệp sớm sẽ giúp đỡ bệnh nhân lấy lại trạng thái bình thường sau khi khỏi bệnh”, Bác sỹ Đinh Quang Thanh – Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *