Các nhà khoa học đã tìm ra lời giải cho việc vì sao một số người mắc COVID-19 lại xuất hiện các tổn thương đau đớn ở ngón chân và ngón tay.
Hội chứng “ ngón chân COVID-19″ dường như là một tác dụng phụ khi cơ thể chuyển sang chế độ phản ứng tấn công lại virus SARS-CoV-2.
Nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Paris (Pháp) cho biết họ đã xác định chính xác các phần của hệ miễn dịch dường như có liên quan đến hội chứng trên. Phát hiện này có thể hỗ trợ trong công tác điều trị cho bệnh nhân.
Một người bị sưng rộp ngón chân sau khi mắc COVID-19. Ảnh: Getty
“Ngón chân COVID-19″ có thể xảy ra ở mọi độ t.uổi, song thường gặp ở t.rẻ e.m và thanh, thiếu niên nhiều hơn. Vùng da bị ảnh hưởng, thường là ngón chân song đôi khi ở cả ngón tay, sẽ chuyển màu đỏ hoặc tím bầm. Đối với một số người, chúng gây đau đớn và ngứa ngáy, kèm theo phồng rộp hoặc chảy mủ giống như bệnh cước.
Triệu chứng này thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Những người gặp phải lại không xuất hiện các triệu chứng điển hình của COVID-19 như ho dai dẳng, sốt cao, mất vị giác.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Da liễu Anh chỉ ra hai phần trong hệ miễn dịch có thể là nguyên nhân gây ra “ngón chân COVID-19″. Cả hai đều liên quan đến các cơ chế mà cơ thể sử dụng để chống lại virus SARS-CoV-2.
Một là protein kháng virus được gọi là interferon loại 1 và phần còn lại là một loại kháng thể bị tấn công nhầm vào các tế bào và mô của chính người đó. Phần tế bào dẫn các mạch m.áu nhỏ cung cấp cho vùng da bị ảnh hưởng cũng có liên quan.
Hội chứng này thường tự biến mất, nhưng nếu bệnh nhân quá đau đớn, họ sẽ cần bôi thêm kem và uống thuốc.
Tiến sĩ Veronique Bataille, chuyên gia tư vấn kiêm phát ngôn viên của Tổ chức Da liễu Anh, cho biết “ngón chân COVID-19″ xuất hiện nhiều ở giai đoạn đầu của đại và ít gặp hơn trong các đợt bùng phát hiện tại do biến thể Delta gây ra.
Theo bà Bataille, điều này có thể là do hiện nay có nhiều người đã được tiêm chủng hoặc có kháng thể với COVID-19 sau khi nhiễm virus trước đó.
Điều đó có thể là do nhiều người được chủng ngừa hơn hoặc có một số biện pháp bảo vệ chống lại Covid khỏi các bệnh n.hiễm t.rùng trong quá khứ.
Cười bò bài giải môn toán đếm số hoa, học sinh tiểu học không viết lời mà làm một điêu khiến CĐM phải thốt lên ‘bá đạo’
Thay vì viết lời giải, học sinh tiểu học này đã chọn vẽ bông hoa cực kỳ độc đáo.
Môn toán với các học sinh thường được xem là môn khô khan với những con số, dữ kiện khó và đau đầu để có thể giải. Và đây cũng được xem là môn ám ảnh nhất với nhiều học sinh. Khi đi thi mà gặp môn toán, nhiều bạn chỉ có năng khiếu xã hội chắc chắn vò đầu bứt tai.
Tuy nhiên, dưới con mắt trẻ thơ thì môn toán cũng đâu khó khăn quá. Mới đây, một cư dân mạng chia sẻ hình ảnh cách giải một bài toán làm dân mạng ngã ngửa.
Theo đó, đề bài là có 16 bông hoa, cho 5 bông hoa, còn… bông hoa? Không khó để biết đáp án là còn 11 bông hoa.
Thế nhưng, thay vì viết toàn bộ lời giải, học sinh này đã vẽ hẳn 16 bông hoa và dòng dưới vẽ 5 bông hoa, dòng cuối cùng vẽ hẳn còn 11 bông hoa.
Cư dân mạng bật cười nghiêng ngả với cách giải toán bá đạo không cần dài dòng của cậu bé này và cho rằng sáng tạo, độc đáo.
– May mà 16 bông hoa chứ 160 bông hoa thì bao nhiêu dòng cho đủ mà vẽ
-Ngày trước mình học cấp 1, lúc đó cuối năm thi vào lớp chọn của trường. Có một bài toán cũng giải số hoa trong lọ. Mình không nhớ rõ đề như nào nhưng lúc đó khó quá mình cũng vẽ y rồi có đáp số. Mẹ hỏi giải như nào mình cũng kể con vẽ hoa thôi, con không biết cách làm. Mẹ vẫn còn động viên thôi học lớp nào cũng được. Cuối cùng 2 ngày sau mình và 1 bạn trúng được vào lớp chọn của trường.
– Đổi bông hoa thành con bò hay con voi gì đấy thì chỗ đâu vẽ nhỉ.
– Có đầu óc sáng tạo, nếu viết lời giải thì lại chẳng có gì đặc biệt.
Mới đây, cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về bài toán hỏi t.uổi nhưng ai cũng lắc đầu vì không thể giải được. Bài toán có nội dung: ” Trên tàu thủy có 45 con cừu, 5 con rơi xuống nước. Hỏi thuyền trưởng bao nhiêu tuổi” . Đọc nội dung vế đầu, ai cũng nghĩ câu hỏi là còn bao nhiêu con cừu trên tàu thủy. Tuy nhiên, câu hỏi bất ngờ về thuyền trưởng làm cho mọi người “bó tay” vì không có thông tin hay dữ kiện nào liên quan đến thuyền trưởng hay t.uổi của thuyền trưởng. Cho nên, người thông minh tài giỏi cũng không thể giải nổi.
Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng, cũng không nên vội vàng lên án người ra đề. Bởi có thể mục đích ở đây là để học sinh tư duy theo kiểu phản biện và trả lời không đủ dữ liệu để giải bài toán, chứ không nặng về tính toán cộng trừ nhân chia.
“Theo mình nghĩ cứ ghi vào đó là bài toán không giải được vì không đủ dữ kiện. Nếu giáo viên hỏi thì giải thích rõ ràng hơn, chắc chắn bài toán này không ai giải nổi dù là cao thủ” , một người bình luận.
Có người cho rằng: “Chẳng ai giải được bài toán này, chắc người ra đề đang vừa buồn ngủ vừa gõ nên nhầm lẫn buồn cười như vậy”.
Một số phụ huynh khác nêu quan điểm, với những bài toán kiểu này có thể giúp trẻ học được kinh nghiêm đọc kỹ đề bài khi giải toán, không phải làm vội vàng hấp tấp và trẻ cũng hiểu được rằng không phải bài toán nào cũng giải được nếu không có đủ dữ kiện.