35.342 F0 đang cách ly tại nhà, chiếm khoảng 40% tổng số ca nhiễm hiện điều trị tại thành phố, tính đến ngày 23/9.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai,Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết thông tin trên tại họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19, chiều 24/9. Trước đây, có những thời điểm số F0 điều trị tại nhà vượt 90.000. Tổng cộng, tích lũy tính đến ngày 23/9, thành phố ghi nhận 129.179 F0 đã kết thúc thời gian cách ly tại nhà, 35.342 ca đang điều trị tại nhà.
Theo bà Mai, đây là “con số thực” F0 tại nhà, các trạm y tế lưu động đang theo dõi, quản lý, chăm sóc, nếu có ca trở nặng sẽ được chuyển tới bệnh viện để tiếp tục điều trị. Nhóm F0 này tự cách ly tại nhà hai tuần, theo quy định của Bộ Y tế. Đến tuần thứ hai, nếu test nhanh kết quả âm tính, họ sẽ được kết thúc cách ly.
Nhóm F0 này không bao gồm số cách ly tại nhà hai tuần sau khi kết thúc điều trị tại bệnh viện.
“Chắc chắn từ đầu tháng 9 đến nay, số F0 tại nhà đang giảm, số ca mắc mới, ca nặng, ca t.ử v.ong cũng giảm. Ca mắc mới sẽ giảm dần dẫn đến triệt tiêu, trong khi số ca xuất viện đang tăng dần”, chánh văn phòng Sở Y tế nói.
Theo báo cáo của Sở, ở một số quận, huyện, số F0 điều trị tại nhà khá cao, như quận 6, 11, 12, Gò Vấp, Hóc Môn, Tân Phú. Song, một số quận, huyện có số F0 tại nhà chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số F0 đang được cách ly tập trung, như huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, TP Thủ Đức. Bà Mai cho hay, tình trạng này có hai nguyên nhân, là số lượng F0 ở địa phương giảm dần theo thời gian và điều kiện cách ly tại nhà của người dân không đảm bảo.
Sở Y tế cũng từng đặt câu hỏi “tại sao?” với các địa phương, lãnh đạo huyện Cần Giờ cho biết có những gia đình “tứ đại đồng đường”, nhà không có không gian riêng cho từng người cách ly. Ở Củ Chi, ổ dịch đầu tiên phát hiện tại khu nhà trọ. Điều kiện cách ly ở nhà trọ thì không đảm bảo, buộc phải tách ngay F0 ra khỏi khu vực nguy cơ rất cao. Do đó hai địa phương này có tỷ lệ F0 điều trị cách ly tập trung cao.
Đường dây nóng của Sở Y tế cũng nhận một số phản ánh F0 hội đủ điều kiện cách ly điều trị tại nhà nhưng vẫn bị yêu cầu phải đi cách ly tập trung. Vì vậy, Sở Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai và tăng cường kiểm tra, giám sát triển khai mô hình chăm sóc và theo dõi sức khỏe F0 tại nhà.
“Khi tầm soát phát hiện một F0, sau khi hướng dẫn và cung cấp gói thuốc điều trị, đáp ứng nguyện vọng của họ điều trị tại nhà, nếu hội đủ điều kiện cách ly và chăm sóc”, theo yêu cầu của Sở Y tế.
Nhân viên y tế phường Linh Tây (TP Thủ Đức) thăm khám và phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà, ngày 3/9. Ảnh: Quỳnh Trần
Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu thông tin tại họp báo chiều 21/9, hiện có một số địa phương gom toàn bộ ca mắc Covid-19 vào khu cách ly.
“Có thể một số địa phương hiểu nhầm việc tách F0 ra khỏi cộng đồng tránh lây lan phải đưa vào khu cách ly tập trung”, ông Châu nói và cho biết chủ trương của thành phố là các F0 đủ điều kiện thì nên cách ly tại nhà.
Chiều qua, Chánh văn phòng Sở Y tế cũng nhận định, quản lý và điều trị F0 tại nhà là chủ trương lớn, đúng đắn trong tình hình mới điều trị Covid-19. Mô hình này được Bộ Y tế đ.ánh giá rất cao. Các F0 tại nhà đã được chăm sóc toàn diện, hỗ trợ tốt nhất để khỏi Covid-19 nhanh nhất, đạt mục tiêu giảm tối đa tỷ lệ t.ử v.ong.
Chăm sóc, quản lý F0 tại nhà và cộng đồng là một trong những chiến lược điều trị Covid-19 của TP HCM sau ngày 15/9. Thời gian qua, thành phố áp dụng rất nhiều chính sách với nhóm F0 tại nhà, gồm cấp phát miễn phí túi thuốc A, B, C; chương trình chăm sóc tinh thần qua tổng đài 1022, nhánh 3; mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” với hơn 1.500 bác sĩ là tư vấn viên. Đặc biệt, thành phố là địa phương sớm nhất cả nước thành lập trên 500 trạm y tế lưu động, huy động hơn 2.000 chiến sĩ quân y hỗ trợ, thăm khám người bệnh. Ngoài ra, mô hình này còn có sự đồng hành của cộng đồng và xã hội, như tặng thuốc, cung cấp oxy miễn phí.
Anh thợ sơn là F0 giúp vợ bầu ‘đ.ánh bại’ Covid-19 với 12 ngày điều trị tại nhà
Nhận được tin cả 2 vợ chồng dương tính với SARS-CoV-2, đêm đó, anh Tuấn thức trắng. Bên cạnh anh là người vợ mang thai ở tuần 34.
Chồng chở vợ bầu đi khắp nơi xin nhập viện
Mặc dù được cảnh báo bởi một cơn sốt cao với người vợ vào chiều 4/9 nhưng gia đình anh Nguyễn Công Tuấn (SN 1992, ở Thuận giao, Thị xã Thuận An, Bình Dương) vẫn không nghĩ họ bị nhiễm SARS-CoV-2.
“Thảo, vợ tôi, bắt đầu sốt từ chiều. Đến đêm, nhiệt độ tăng dần, 4h sáng, cơn sốt vẫn chưa dứt”, anh kể.
Do vợ mang thai nên anh Tuấn lo lắng, không để chị uống thuốc hạ sốt. Anh chăm sóc vợ bằng cách chườm khăn lạnh và lau mát giảm nhiệt. “Sau đó, tôi tìm hiểu thấy phụ nữ mang thai 34 tuần có thể uống hạ sốt nên tôi lấy cho vợ uống”.
Anh Nguyễn Công Tuấn
Họ vẫn chỉ nghĩ chị bị cảm cúm thông thường bởi chiều đó chị Thảo tắm muộn. Sang ngày 5/9, khi cơn sốt vừa dứt, chị Thảo chuyển sang ho. Đến sáng 6/9, cơn ho không dứt, họ lờ mờ nghĩ đến việc có thể đã mắc Covid-19. Lúc này, ở nhiều dãy trọ xung quanh nơi họ sống cũng đã xuất hiện không ít ca F0.
Hai vợ chồng đến một phòng khám tư để thực hiện test nhanh. Kết quả cả 2 người dương tính với SARS-CoV-2 khiến anh Tuấn như c.hết lặng. “Tôi vô cùng lo lắng. Bản thân mình mắc sẽ cố để vượt qua nhưng nhìn sang vợ, với cái thai đã ở tuần 34, tôi không thể bình tĩnh”, anh nói.
Bác sĩ phòng khám tư vấn cho vợ chồng anh liên hệ với y tế để được nhập viện. Nhưng do quá tải nên mọi cố gắng kết nối của anh đều không có kết quả.
Tối đó, nhìn vợ ngủ say bên cạnh, anh Tuấn càng lo thắt lòng. Anh nhắm mắt nhưng không thể ngủ nổi. Vợ anh sức khỏe yếu, gầy gò (chỉ nặng 39kg) nên khi chị mang bầu, anh rất lo ngại. Hiện, chị lại mắc Covid-19 – nhiều nguy cơ. Cứ như vậy, anh thức trắng đêm.
Sáng 7/9, người đàn ông sinh năm 1992 chuẩn bị đồ đạc. Xác định có thể vợ sẽ sinh trong viện nên anh chuẩn bị hết đồ sơ sinh cho mẹ và bé. Sau đó, anh chở vợ vào viện.
“Trong nỗi lo lắng, tôi chở vợ đến 5, 6 bệnh viện. Quá trình đi, cả 2 vợ chồng cố gắng không tiếp xúc ai. Lúc đến cổng viện, chúng tôi chỉ đứng từ xa hỏi bảo vệ. Họ không cho nhập viện, tôi lại đưa vợ đến nơi khác. Cứ như thế, suốt 2 tiếng, không có kết quả, chúng tôi phải quay về”.
Khi được một người quen là bác sĩ động viên rằng vợ anh triệu chứng nhẹ và bệnh viện quá tải, hai vợ chồng có thể cách ly, điều trị tại nhà, anh Tuấn mới an tâm hơn. Anh cũng được khuyến cáo, điều quan trọng nhất là phải theo dõi diễn biến sức khỏe.
“3 ngày đầu tiên sau khi biết tin dương tính là những ngày then chốt. Ngày đầu mới nhận tin, dù sốc, hoang mang nhưng tôi phải bình tĩnh. Ngày 2, tôi tìm cách để giải quyết vấn đề. Tôi gọi điện khắp nơi và đến nhiều viện để cho vợ nhập viện. Khi không thể vào viện, chúng tôi xác định ở nhà điều trị.
Ngày thứ 3, chúng tôi chuẩn bị cho cuộc chiến bằng cách đọc rất nhiều tài liệu, hỏi nhiều người để rút ra kiến thức cần thiết. Khi có kiến thức, hiểu biết, nỗi lo sợ mới phai dần”, anh nói.
Hành trình chống lại Covid-19 để con được chào đời
Anh Tuấn nói, điều anh chú trọng chính là chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần thoải mái và vận động thường xuyên.
Sau khi hết sốt, chị Thảo chuyển sang bị đau họng và ho dai dẳng. Sau đó, chị tiếp tục có dấu hiệu bị mất khứu giác. Triệu chứng này kéo dài trong 9, 10 ngày. Do mất khứu giác, người mệt mỏi nên chị ăn không ngon. Lúc này, anh Tuấn phải tìm mọi cách để động viên vợ. May mắn đối diện phòng trọ của họ là phòng trọ của mẹ vợ. Hàng ngày, bà nấu ăn, sau đó mang sang để trước cửa phòng trọ cho các con.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, họ uống tối thiểu 2 lít nước/ngày. “Hôm nào uống thiếu nước, tôi cảm thấy cơ thể mệt hơn”, anh khẳng định.
Chị Nguyễn Thị Thảo và con trai
Do giãn cách, không thể ra ngoài, anh nhờ người lân cận mua đồ. “Vợ mang bầu thèm ăn bánh trái, đồ ngọt nhưng không thể ra ngoài để mua. Tôi xoay đủ cách để đảm bảo sữa bầu, các thức ăn cần thiết cho mẹ và thai nhi phát triển”, anh kể.
Buổi sáng, họ xông và súc miệng, rồi dành thời gian tập thể dục, vận động. Anh cố gắng nấu ăn, giặt giũ… để vợ có thời gian nghỉ ngơi. Anh cũng không cho vợ đọc các tin tức tiêu cực liên quan đến Covid-19 để tinh thần thoải mái, lạc quan.
Anh Tuấn cũng thường xuyên dọn vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa, khu vực phòng vệ sinh.
Nếu như vợ xuất hiện nhiều triệu chứng rõ rệt, anh Tuấn lại chỉ sốt nhẹ và cơ thể mệt mỏi. “Đặc biệt có những hôm, cổ họng tôi đau nhức khi ăn, uống cảm giác như có kim đ.âm trong cổ. Nhưng do quá lo và chăm sóc vợ nên tôi cũng không quá để tâm đến triệu chứng của mình”, anh nói.
Sau 6 ngày từ khi biết kết quả, 2 vợ chồng cảm thấy sức khỏe tốt hơn. Họ không còn đau họng, chỉ ho nhẹ. Tuy nhiên đến ngày 14, cơn mệt mỏi lại quay trở lại. Anh Tuấn còn bị mất ngủ. Đến ngày 16, họ tự mua bộ kit test nhanh và có kết quả âm tính. Dù vậy, do hội chứng “hậu Covid”, họ vẫn cảm thấy mệt mỏi.
Ngày 21/8, chị Thảo xuất hiện những cơn đau bụng. Do là con đầu lòng, nên các triệu chứng khác lạ đều khiến hai vợ chồng lo lắng. Anh Tuấn liên hệ và chụp hình ảnh xét nghiệm âm tính gửi phòng khám để được đăng ký đến khám. Đến phòng siêu âm, họ thở phào khi được bác sĩ trấn an thai nhi ở tuần 37, phát triển bình thường, nước ối đầy đủ.
Em bé chào đời ngày 5/9 trong cảm xúc như vỡ òa của vợ chồng anh Tuấn.
Đến ngày 4/9, khu vực anh Tuấn sinh sống có chiến dịch xét nghiệm diện rộng để bóc tách F0. Ở lần xét nghiệm thứ 2 này, vợ chồng anh Tuấn tiếp tục có kết quả âm tính.
1 tháng sau khi phát hiện và khỏi Covid-19, vợ chồng anh Tuấn hồi hộp chào đón con ra đời. Sinh con trong những ngày dịch diễn biến phức tạp là kỷ niệm khó quên đối với vợ chồng anh.
Ngày 4/9, chị Thảo có ra huyết hồng. Được người thân và bác sĩ dự đoán có thể tối hoặc sáng hôm sau sẽ chuyển dạ nên họ chuẩn bị tinh thần để vào viện.
2h30 những cơn đau bụng xuất hiện, anh Tuấn đưa vợ đến Bệnh viện phụ sản Bình Dương. Sinh con những ngày dịch bệnh nên chỉ mình anh được vào chăm vợ. B.é t.rai 2kg7 chào đời sau 1 ngày vợ trở dạ khiến ông bố trẻ không khỏi xúc động. “Cảm giác đó không thể nói thành lời”, anh nhớ lại.
Anh Tuấn và chị Thảo quê ở An Giang. Hơn 4 năm trước, họ đến Thuận An, Bình Dương để lập nghiệp. Chị là công nhân, anh là một thợ sơn.
Anh thừa nhận, đây là lần đầu tiên họ trải qua những ngày tháng khó khăn đến vậy. “Vốn liếng tích lũy mấy năm trờisau 1 tháng hết sạch. Trong đó, t.iền điện thoại tăng đột biến do gọi nhiều để hỏi thông tin”, anh cười chia sẻ.
Tuy nhiên vợ an toàn và gia đình đón chào thành viên mới khiến anh không nén nổi nỗi vui mừng. “Trước đây, mất ngủ vì lo vợ mắc Covid-19 nay mất ngủ vì chăm con nhỏ”, anh hồ hởi khoe.