GĐXH – Hạt bạch quả biết đến như một loại thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ và có nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, ăn nhiều loại hạt này cùng một lúc có thể gây ngộ độc.
Nắng nóng, uống mật ong vào 5 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ, nên kết hợp 3 nhóm thực phẩm này để làm mát cơ thể
GĐXH – Mật ong có hàm lượng protein gấp 5 lần so với sữa tươi. Nhờ vậy, uống mật ong buổi sáng giúp tinh thần sảng khoái, tích cực, hạn chế ăn vặt và hỗ trợ đường tiêu hóa tốt hơn.
Vừa qua, một người đàn ông 57 tuổi (sống tại Hong Kong) đã phải nhập viện sau khi tiêu thụ một lượng lớn, khoảng 50 hạt bạch quả một lúc.
Theo lời bệnh nhân, sau 2 tiếng rưỡi sau khi ăn súp hạt bạch quả đã xuất hiện các triệu chứng bao gồm chóng mặt, buồn nôn nên được đưa vào bệnh viện cấp cứu và được chẩn đoán là ngộ độc. Hiện, sức khoẻ của người đàn ông này đã ổn định, nhưng vẫn phải nằm viện để theo dõi.
Ảnh minh họa
Bạch quả được biết đến như một loại thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ. Loại hạt này cũng được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc trong nhiều thập kỷ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạch quả hay còn gọi là quả ngân hạnh tiếng Anh gọi là Ginkgo hay Gingko, chứa 5,3% protein, 1,5% chất béo, 68% tinh bột, 1,57% tro, 6% đường. Theo Đông y, bạch quả có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, vào kinh phế và mạch đới, có tác dụng liễm phế, tiêu đờm, thường được dùng trong các chứng ho lâu ngày, ho đàm, đi tiểu lắt nhắt… Bạch quả có thể dùng trong các bài thuốc, hay các món ăn thực dưỡng, có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất tốt.
Tuy nhiên, ăn nhiều loại hạt này cùng một lúc có thể gây ngộ độc. Theo lương y Vũ Quốc Trung, với các loại thảo dược có công dụng chữa bệnh như hạt bạch quả, chỉ nên tiêu thụ không quá 16-20gram mỗi ngày.
Tác dụng phụ của hạt bạch quả, ai ăn cần cảnh giác
Ảnh minh họa
Ảnh hưởng đường (glucose) máu
Ăn hạt bạch quả có thể làm giảm lượng đường trong máu. Cần thận trọng ở những người bị bệnh đái tháo đường hay hạ đường huyết và ở những người dùng thuốc, thảo dược, chất bổ sung có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Ảnh hưởng huyết áp
Dùng hạt bạch quả có thể gây huyết áp cao hơn hoặc thấp hơn. Vì vậy, những người đang dùng thuốc liên quan đến huyết áp cần hết sức chú ý.
Ảnh hưởng đến nội tiết
Ăn hạt bạch quả cũng khiến nồng độ insulin thay đổi, làm ảnh hưởng lên điều trị bệnh đái tháo đường.
Tác động đến hệ tiêu hóa
Các triệu chứng như co thắt cơ vòng hậu môn, viêm hậu môn và trực tràng, nóng rát hậu môn, táo bón, tiêu chảy, thay đổi vị giác, khô miệng, đau dạ dày hoặc kích thích dạ dày, tăng sự thèm ăn, rối loạn đường tiêu hóa nhẹ, viêm miệng hoặc môi, đau bụng, nôn mửa…. có thể xảy ra khi ăn nhiều hạt bạch quả.
Tác động đến thần kinh
Thay đổi hành vi, nhức đầu, hưng cảm nhẹ, bồn chồn, đổ mồ hôi, căng thẳng, đánh trống ngực, bồn chồn, buồn bã, buồn ngủ… có thể xảy ra.
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh ăn các loại hạt bạch quả vì nó có thể dẫn đến sinh sớm hoặc chảy nhiều máu trong khi sinh.
Một người bất ngờ tử vong sau khi ăn cua biển, cần làm gì để phòng ngừa ngộ độc hải sản?
GĐXH – Đừng quá háo hức thưởng thức những loại hải sản chưa từng ăn qua bao giờ vì một số loại có hàm lượng độc tố rất cao…
Tuổi thọ sẽ giảm đi nhanh chóng nếu bạn còn giữ những thói quen này