Tỷ lệ nhiễm HPV khá phổ biến. Trong phần lớn trường hợp, cơ thể có khả năng tự loại bỏ virus, một số có thể tiến triển thành ung thư.
Các chủng HPV gây ung thư thường là HPV-16, HPV-18.
HPV là gì?
HPV là tên gọi tắt của human papilloma virus(virus gây u nhú ở người). HPV là một nhóm lớn bao gồm nhiều loại virus liên quan. Mỗi loại virus trong nhóm đều được đặt tên theo một chữ số, được gọi là một type HPV.
Theo Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, phần lớn các chủng HPV gây ra mụn cóc trên da tại các vị trí như cánh tay, ngực, bàn tay hoặc bàn chân. Các type khác được tìm thấy chủ yếu tại các màng niêm mạc trong cơ thể. Các màng niêm mạc này là các lớp bề mặt ẩm bao phủ phía ngoài các cơ quan và bộ phận của cơ thể như â.m đ.ạo, h.ậu m.ôn, miệng, hầu họng. Các type HPV được tìm thấy trên các màng niêm mạc thường được gọi là HPV s.inh d.ục. Các type này không sống trên bề mặt da.
HPV s.inh d.ục không phải HIV hay herpes. HPV được phân chia thành 2 nhóm lớn:
Các chủng HPV nguy cơ thấp
Một vài type HPV có thể gây mụn cóc (u nhú) trên hoặc xung quanh các bộ phận s.inh d.ục và h.ậu m.ôn của cả nam lẫn nữ. Phụ nữ cũng có thể có mụn cóc ở cổ tử cung và trong â.m đ.ạo. Vì các type HPV này hiếm khi gây ung thư nên được gọi là các type virus có nguy cơ thấp
Các chủng HPV có nguy cơ cao
Các type HPV khác được gọi là nguy cơ cao do chúng có thể gây ung thư ở cả hai giới. Các bác sĩ thường lo lắng nhiều về các thay đổi ở mức độ tế bào và các tổn thương t.iền ung thư có liên quan tới các túyp này bởi các thay đổi này theo thời gian có khả năng tiến triển thành ung thư. Các chủng HPV gây ung thư thường là HPV type 16 và HPV type 18 (HPV-16, HPV-18).
Tỷ lệ nhiễm HPV khá phổ biến. Trong phần lớn trường hợp, cơ thể có khả năng tự loại bỏ virus. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng nhiễm HPV có thể kéo dài dai dẳng. Nhiễm HPV mạn tính hoặc kéo dài, đặc biệt khi gây ra bởi một số type HPV có nguy cơ cao có thể tiến triển thành ung thư trong tương lai.
Các loại ung thư liên quan đến nhiễm HPV
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất liên quan đến HPV ở phụ nữ. Gần như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do HPV gây ra.
Ung thư cổ tử cung có thể được phát hiện sớm và thậm chí phòng ngừa với các xét nghiệm sàng lọc thường quy. Xét nghiệm Pap tìm kiếm các thay đổi trong các tế bào cổ tử cung do nhiễm HPV. Xét nghiệm HPV tìm kiếm sự có mặt của chính virus HPV.
Ung thư cổ tử cung có thể phòng tránh được nhờ vắc xin HPV và các xét nghiệm sàng lọc định kỳ.
Ung thư â.m h.ộ
Trong một số trường hợp, HPV gây ung thư â.m h.ộ – bộ phận phía ngoài của cơ quan s.inh d.ục nữ. Loại ung thư này ít gặp hơn nhiều so với ung thư cổ tử cung. Không có xét nghiệm sàng lọc tiêu chuẩn cho ung thư â.m h.ộ ngoài khám sức khỏe thường quy
Ung thư â.m đ.ạo
Hầu hết các trường hợp ung thư â.m đ.ạo đều có nhiễm HPV.
Nhiều tổn thương t.iền ung thư â.m đ.ạo cũng có thể chứa HPV và các thay đổi này có thể tồn tại nhiều năm trước khi tiến triển thành ung thư. Các tổn thương t.iền ung thư này có thể được phát hiện bằng xét nghiệm Pap dùng để xét nghiệm ung thư và t.iền ung thư cổ tử cung. Nếu phát hiện t.iền ung thư, có thể chữa khỏi hoàn toàn, cần ngăn chặn ung thư trước khi nó thực sự xuất hiện.
Ung thư d.ương v.ật
Ở nam giới, HPV có thể gây ra ung thư d.ương v.ật. Tỷ lệ này phổ biến hơn ở đối tượng nhiễm HIV và những người có quan hệ t.ình d.ục với nam giới khác.
Không có xét nghiệm sàng lọc tiêu chuẩn để xác định các dấu hiệu sớm của ung thư d.ương v.ật. Vì hầu hết các trường hợp ung thư d.ương v.ật khởi phát từ dưới b.ao q.uy đ.ầu, việc phát hiện bệnh có thể được ghi nhận trong quá trình bệnh đang tiến triển.
Ung thư h.ậu m.ôn
HPV có thể gây ung thư h.ậu m.ôn ở cả nam và nữ. Tỷ lệ này phổ biến hơn ở những người nhiễm HIV và nam giới có quan hệ t.ình d.ục với nam giới khác.
Các xét nghiệm sàng lọc ung thư h.ậu m.ôn không được khuyến cáo thường quy với tất cả mọi người. Mặc dù vậy, một số chuyên gia khuyến cáo xét nghiệm tế bào h.ậu m.ôn (hay còn được gọi là xét nghiệm Pap cho h.ậu m.ôn vì thường xét nghiệm Pap được sử dụng cho ung thư cổ tử cung) đối với những người có nguy cơ cao ung thư h.ậu m.ôn. Các đối tượng này bao gồm nam giới có quan hệ t.ình d.ục với nam giới, người có ung thư cổ tử cung hoặc ung thư â.m đ.ạo, người nhiễm HIV và bất kỳ ai đã từng cấy ghép cơ quan.
Ung thư miệng và hầu họng
HPV được tìm thấy trong một số tổn thương ung thư vùng miệng và hầu họng ở cả nam giới và nữ giới. Hầu hết các khối ung thư có liên quan đến HPV được phát hiện ở mặt sau họng, bao gồm khu vực đáy lưỡi và amidan. Đây là loại ung thư có liên quan đến HPV phổ biến nhất ở nam giới.
Không có xét nghiệm sàng lọc tiêu chuẩn nhằm phát hiện sớm các tổn thương ung thư này. Tuy vậy, nhiều trường hợp có thể được phát hiện sớm qua khám định kỳ với nha sĩ, bác sĩ, hoặc tự phát hiện.
Căn bệnh khiến người phụ nữ gầy yếu, suy kiệt nhưng bụng phình to
Sau 2 tháng đau bụng, kém ăn, sút cân nhanh, nữ bệnh nhân N.T.K, 65 t.uổi, trú tại Chương Mỹ, Hà Nội mới đi khám thì phát hiện khối ung thư đường kính hơn 20 cm.
Ảnh minh hoạ
Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bà gầy yếu, suy kiệt nhưng bụng lại phình to bất thường.
Khối u đe doạ tính mạng
Các kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho thấy bệnh nhân có khối u sau phúc mạc kích thước hơn 20cm, đè đẩy các tạng lân cận, đẩy thận trái lệch sang phải, đè ép vào tụy, một phần lách, dạ dày, ranh giới với nhu mô thận, dạ dày không rõ.
Qua hội chẩn phẫu thuật, các bác sĩ xác định bệnh nhân t.uổi đã cao, thể trạng gầy mòn, chỉ nặng 40kg, BMI 16.6, huyết áp thấp, thiếu m.áu trước mổ nên trong quá trình gây mê và phẫu thuật phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp kịp thời, khối u sẽ ngày càng xâm lấn, di căn đe dọa tính mạng người bệnh.
Ca phẫu thuật kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ do ekip khoa Ngoại Tổng hợp thực hiện. Khối u lớn, nhiều mạch nuôi từ động mạch lách, động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên, ranh giới với nhiều bộ phận không rõ, gây khó khăn khi bóc tách. Các bác sĩ đã phải tiến hành cắt thận trái và niệu quản do khối u xâm lấn. Khối u được lấy ra nặng hơn 3kg, kích thước 26x22x9cm. Trong quá trình phẫu thuật phải truyền song song hai đơn vị m.áu.
Kết quả giải phẫu bệnh là u sarcoma mỡ mất biệt hóa. Các bác sĩ cho biết, khi hậu phẫu ổn định bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị theo phương pháp xạ trị.
Ung thư có tiên lượng xấu
Theo ThS.Bs Nguyễn Vũ – Phó Giám đốc Trung Tâm Ung Bướu kiêm Trưởng khoa Phẫu Trị và Xạ Trị, BV Việt Nam Thuỵ Điển – Uông Bí cho biết, u mỡ ác tính sau phúc mạc (Retroperitoneal Lipo Sarcoma) là một loại ung thư hiếm gặp, chiếm khoảng 0.8% trong tất cả các loại ung thư, hay gặp ở nam giới hơn nữ giới.
Phương pháp điều trị chủ yếu của u mỡ ác tính sau phúc mạc là phẫu thuật bởi loại u này không đáp ứng với xạ trị và hóa trị, tuy nhiên tỷ lệ tái phát sau mổ rất cao (khoảng trên 50% trong 2 năm) nói chung đây là một loại ung thư có tiên lượng xấu.
Việc chẩn đoán các khối u sau phúc mạc cũng gặp nhiều khó khăn do vị trí và sự phát triển âm thầm của u.
Các triệu chứng điển hình trình bày là một khối u ở bụng, đau, hoặc các triệu chứng liên quan để chén ép các cấu trúc lân cận bụng.
Đ.ánh giá của y văn cho thấy rằng lứa t.uổi phổ biến nhất khoảng 50-60. Biểu hiện thường phức tạp do di căn hoặc sự tham gia của các cấu trúc lân cận.
Chia sẻ với phóng viên, GS Mai Trọng Khoa, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm, Sarcomas là một bệnh lý ung thư bắt đầu trong các mô như xương và mô mềm, đây là danh từ chỉ một nhóm lớn nhưng hiếm gặp của các loại ung thư. Mô mềm hỗ trợ, kết nối, bao quanh các phần của cơ thể. Các sarcoma mô mềm thường gặp hơn sarcoma xương.
Sarcoma mô mềm (SCMM) là ung thư của mô liên kết, bao gồm nhóm thứ nhất xuất phát từ các tế bào của mô liên kết có nguồn gốc trung mô trừ xương, tạng, võng nội mô và nhóm thứ hai xuất phát từ các tế bào của mô thần kinh ngoại vi. Có hơn 50 loại sarcoma mô mềm, chúng khác nhau về chủng loại và hình dáng tế bào.
“Về nguyên nhân, các thuốc trừ sâu diệt cỏ, đặc biệt chất Digoxin và một số chấn thương và phóng xạ có liên qua đến sự xuất hiện của SCMM nhưng chưa được chứng minh rõ ràng.
Sarcoma mỡ là loại sarcoma mô mềm phổ biến thứ 2 ở người lớn. Thường xảy ra ở độ t.uổi (50-80 t.uổi), gặp ở chi dưới nhiều hơn chi trên, cũng có thể gặp ở các vị trí khác như khoang sau phúc mạc với sarcoma mỡ trong bụng và có thể tạo thành các khối sarcoma mỡ khổng lồ.
Trong những năm gần đây đã có những tiến bộ mới trong chẩn đoán và hóa chất điều trị sarcoma mô mềm mang lại nhiều hứa hẹn và hy vọng sẽ cải thiện tốt hơn tiên lượng với nhóm bệnh nhân này”, GS Mai Trọng Khoa nói.
Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên đi kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường trong cơ thể. Khi khối u còn nhỏ tức là bệnh còn ở giai đoạn sớm, việc điều trị sẽ thuận lợi và khả năng chữa khỏi sẽ cao hơn.