Có nên dùng vitamin C liều cao để phòng Covid-19?

Những người sử dụng vitamin C ở dạng bổ sung có nguy cơ tiêu thụ quá nhiều và gặp các tác dụng phụ, trong đó, phổ biến nhất là rối loạn tiêu hóa, ứ sắt, sỏi thận

Vitamin C là chất dinh dưỡng quan trọng, có trong nhiều loại trái cây và rau quả. Cung cấp đủ vitamin C giúp bạn duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chữa lành vết thương, giữ cho xương chắc khỏe và tăng cường chức năng não.

Một số người cho rằng bổ sung vitamin C liều cao có thể ngăn ngừa cảm lạnh thông thường, tăng sức đề kháng, phòng Covid-19. Tuy nhiên, nhiều chất bổ sung chứa lượng vitamin C rất cao, có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Vitamin C là loại vitamin hòa tan trong nước. Trái ngược với vitamin tan trong chất béo, chúng không được lưu trữ ở cơ thể. Thay vào đó, vitamin C bạn tiêu thụ sẽ được vận chuyển đến các mô thông qua dịch cơ thể và bài tiết qua nước tiểu. Cơ thể không dự trữ hoặc tự sản xuất vitamin C nên bạn phải tiêu thụ thực phẩm giàu chất này hàng ngày.

Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến những tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa và sỏi thận. Bạn nạp quá nhiều vitamin vào cơ thể với liều lượng lớn hơn bình thường, chúng sẽ tích tụ, có khả năng dẫn đến các triệu chứng quá liều.

Hầu hết mọi người không cần bổ sung vitamin C vì có thể dễ dàng nhận đủ bằng cách ăn thực phẩm tươi, đặc biệt là trái cây và rau xanh.

Tác dụng phụ khi dùng vitamin C liều cao

Gây khó tiêu

Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc hấp thụ nhiều vitamin C là khó tiêu hóa. Nói chung, những tác dụng phụ này không xảy ra khi ăn thực phẩm mà do uống ở dạng bổ sung. Bạn có nhiều khả năng gặp các triệu chứng tiêu hóa nhất nếu tiêu thụ hơn 2.000 mg cùng lúc. Do đó, giới hạn trên có thể chấp nhận được (TUL) là 2.000 mg mỗi ngày đã được chứng minh.

Các triệu chứng tiêu hóa phổ biến nhất khi hấp thụ quá nhiều vitamin C là tiêu chảy và buồn nôn, trào ngược axit dạ dày.

co nen dung vitamin c lieu cao de phong covid 19 658 6055614

Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc hấp thụ nhiều vitamin C là khó tiêu hóa. Ảnh: Brainstudy.

Gây ứ sắt

Vitamin C được biết có tác dụng tăng cường hấp thu sắt. Nó có thể liên kết với sắt không heme, được tìm thấy trong thực ph ẩm thực vật. Sắt không heme không được cơ thể bạn hấp thụ hiệu quả như sắt heme (có trong các sản phẩm từ động vật). Một nghiên cứu ở người lớn cho thấy sự hấp thụ sắt tăng 67% khi họ uống 100 mg vitamin C trong bữa ăn.

Tuy nhiên, những người có tình trạng làm tăng nguy cơ tích tụ sắt trong cơ thể như bệnh huyết sắc tố nên thận trọng với việc bổ sung vitamin C. Trong những trường hợp này, bổ sung vitamin C quá mức có thể dẫn đến thừa và lắng cặn sắt, gây tổn thương nghiêm trọng tim, gan, tuyến tụy, tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương.

Sỏi thận

Vitamin C dư thừa được bài tiết ra khỏi cơ thể dưới dạng oxalate (một chất thải của cơ thể). Oxalate thường thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, oxalate có thể liên kết các khoáng chất và tạo thành tinh thể, dẫn đến hình thành sỏi thận. Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có khả năng làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, nguy cơ phát triển sỏi thận.

Một nghiên cứu cho thấy người lớn uống bổ sung 1.000 mg vitamin C 2 lần/ ngày trong 6 ngày, lượng oxalate họ bài tiết tăng 20%. Ăn nhiều vitamin C không chỉ liên quan lượng oxalate niệu nhiều hơn mà còn tác động tới sự phát triển của sỏi thận, đặc biệt nếu tiêu thụ lượng lớn hơn 2.000 mg.

co nen dung vitamin c lieu cao de phong covid 19 07e 6055614

Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có khả năng tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.Ảnh: The Healthy.

Các trường hợp về suy thận cũng đã được báo cáo ở những người đã dùng hơn 2.000 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này rất hiếm, đặc biệt ở người khỏe mạnh.

Bổ sung bao nhiêu vitamin C là đủ?

Thực tế, bạn không thể nhận được quá nhiều vitamin C từ chế độ ăn uống. Ở những người khỏe mạnh, bất kỳ lượng vitamin C bổ sung nào được tiêu thụ vượt quá lượng khuyến nghị hàng ngày qua thực phẩm sẽ được thải ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, nguy cơ quá liều vitamin C xảy ra khi mọi người dùng thực phẩm chức năng bổ sung và trong một số trường hợp. Ví dụ, những người có tình trạng tăng nguy cơ thừa sắt hoặc dễ bị sỏi thận nên thận trọng với lượng vitamin C của họ.

Nếu bạn chọn bổ sung vitamin C, tốt nhất nên dùng loại chứa không quá 100% nhu cầu hàng ngày của bạn. Đó là 90 mg mỗi ngày cho nam giới và 75 mg ở phụ nữ.

Vitamin C nói chung an toàn cho hầu hết mọi người nếu bạn nhận được nó từ thực phẩm, thay vì thực phẩm chức năng. Những người sử dụng vitamin C ở dạng bổ sung có nguy cơ tiêu thụ quá nhiều và gặp các tác dụng phụ. Trong đó, tác dụng phụ phổ biến nhất là triệu chứng tiêu hóa, hậu quả nghiêm trọng hơn như ứ sắt và sỏi thận. Trường hợp thiếu hụt vitamin C hiếm khi xảy ra ở người khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung vitamin C liều cao dưới chỉ định của bác sĩ.

Bài viết do cử nhân dinh dưỡng Nguyễn Thị Vân Anh, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cung cấp thông tin.

Vì sao người béo phì mắc Covid-19 thường diễn biến nặng? .Tương tự người cao t.uổi, mắc bệnh nền, những trường hợp béo phì có hệ miễn dịch kém và dễ diễn biến nặng khi mắc Covid-19.

3 thành phần giúp sở hữu làn da, mái tóc đẹp mà mọi cô gái nên biết

Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da tốt nhất không có nghĩa là sử dụng các sản phẩm đắt t.iền và chứa nhiều hóa chất, điều này sẽ gây hại nhiều hơn lợi.

3 thanh phan giup so huu lan da mai toc dep ma moi co gai nen biet a7e 6054346

Các thành phần tự nhiên giúp giải độc và nuôi dưỡng làn da mà không gây tác dụng phụ. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Bạn có thể giảm thiểu lượng chất độc hại lên da, chuyển sang các sản phẩm làm đẹp hữu cơ không có tác dụng phụ.

Sau đây là 3 thành phần làm đẹp tự nhiên để có làn da và mái tóc đẹp, theo The health site .

1. Nha đam phục hồi làn da

Nha đam là một loại dược thảo có đặc tính làm lành da. Lá của nó có một chất giống như gel, giàu vitamin A, C, E và B12, giúp bảo vệ da khỏi các chất ô nhiễm và cải thiện chức năng của hàng rào bảo vệ da.

3 thanh phan giup so huu lan da mai toc dep ma moi co gai nen biet c3e 6054346

Sữa chua có thể giúp chống lão hóa, làm mờ nếp nhăn theo thời gian và tăng cường tái tạo tế bào da. ẢNh SHUTTERSTOCK

Nha đam hỗ trợ sản xuất và giải phóng collagen, duy trì độ đàn hồi của da. Các đặc tính chống ô xy hóa và chống viêm của nha đam giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, phục hồi các tác hại của ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa. Nên thoa gel nha đam lên mặt mỗi ngày để làm sáng da, làm dịu da và ngăn ngừa mụn trứng cá.

2. Đất sét bentonite giúp giải độc

Đất sét bentonite là một phương thuốc cổ xưa đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để làm đẹp. Với đặc tính kháng khuẩn và tẩy tế bào c.hết, đất sét bentonite giúp giải độc da và làm sạch lỗ chân lông, giúp giữ cho làn da mịn màng và mềm mại.

Đắp mặt nạ đất sét bentonite có thể giúp điều chỉnh việc tiết bã nhờn, t.iêu d.iệt vi khuẩn gây mụn và cải thiện sức khỏe tổng thể của làn da, theo The health site .

3. Sữa chua giúp ngăn ngừa tổn thương da

Sữa chua có các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, B2, B12, E, protein, canxi, kẽm và kali, giúp tăng khả năng miễn dịch cho da. A xít lactic có trong sữa chua giúp tẩy tế bào c.hết và dưỡng ẩm cho da, se khít lỗ chân lông và nuôi dưỡng các lớp sâu của da mang lại làn da sáng khỏe và rạng rỡ.

Sử dụng sữa chua không đường là cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng khô da, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và đảo ngược tổn thương da. A xít alpha hydroxyl có trong sữa chua có thể giúp chống lão hóa, làm mờ nếp nhăn theo thời gian và tăng cường tái tạo tế bào da, theo The health site.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *