Chúng ta đã có kinh nghiệm và đã thành công trong việc xã hội hóa bệnh đại dịch HIV/AIDS, vậy tại sao không xã hội hóa việc phòng chống Covid-19, chuyên gia đặt câu hỏi.
Để xã hội hóa công tác phòng chống dịch Covid-19, chúng ta dựa trên những kinh nghiệm đã có khi thực hiện xã hội hóa chống dịch sốt xuất huyết, dịch sốt rét … và các chương trình khác.
Để chung sống với Covid-19, chúng ta cần coi bệnh này là 1 bệnh cúm có độc lực cao hơn, lây nhiễm nhanh, mạnh hơn. Muốn sống chung với Covid-19 thì việc xã hội hóa vấn đề Covid-19 là tất yếu. Chúng ta cần làm càng sớm càng tốt.
Một trong những việc có thể xã hội hóa là thực hiện 4 tại chỗ, mở rộng khái niệm và trao thêm nhiệm vụ cho y tế cơ sở. Bốn tại chỗ ở đây được hiểu là phòng bệnh ngay tuyến cơ sở; phát hiện bệnh, chẩn đoán tại địa bàn cơ sở; điều trị ngay tại cơ sở; nhân viên y tế là người của sở tại.
Test nhanh cho người dân TP.HCM.
Y tế cơ sở ở đây nên được hiểu là y tế tuyến huyện, tuyến xã, y tế thôn bản và y tế tư nhân.
Để làm được việc này, chính phủ cần có chủ trương và chính sách cho phép xã hội hóa công tác phòng chống, chữa bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra. Bộ Y tế cần ban hành văn bản những hiểu biết cơ bản về phòng chống, phát hiện, chẩn đoán, cách thức chữa trị bệnh Covid-19 thành 1 bộ tài liệu cẩm nang, tập huấn cho y tế cơ sở.
Bộ thông tin truyền thông thông tin ở mức độ đúng mực, vừa làm, báo chí vừa phản biện, nêu gương tốt, phê phán những lệch lạc, trục lợi của kẻ xấu. Báo chí không nên thổi phồng những đau thương, mất mát, sự bất lực của con người trước dịch bệnh, để tránh những sai sót truyền thông trong thời kỳ chống dịch HIV/AIDS mà chúng ta từng mắc phải. Các bộ ngành theo chức năng của mình cùng đồng hành với quá trình dài hạn này.
Việc xã hội hóa vấn đề nêu trên còn được hiểu theo 1 khía cạnh khác nữa, đó là việc phát huy quyền làm chủ của người dân trong lựa chọn phương án chữa trị bệnh thế nào, phương pháp gì, thuốc nam hay thuốc bắc, thuốc đông y hay tây y. Theo đó chúng ta mới phát huy được toàn bộ sức mạnh của dân tộc.
Khi hệ thống y tế nhận thức đúng về xã hội hóa vấn đề Covid-19 theo chủ trương của chính phủ cùng với những chính sách phù hợp và sát thực tế thì người dân sẽ ủng hộ và khả năng thành công sẽ rất cao.
Bác sỹ Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam
Bác sĩ ơi: Mắc Covid-19 vẫn đi tiêm vắc xin thì có sao không?
Tôi đi tiêm phòng Covid-19 vào buổi sáng. Đến chiều do có việc nên phải test nhanh SARS-CoV-2 thì cho kết quả dương tính. Xin hỏi bác sĩ, việc tiêm vắc xin khi đang mắc Covid-19 thì có sao không?
Tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh ĐỘC LẬP
Vắc xin có hỗ trợ việc điều trị bệnh không? Sau khi khỏi bệnh bao lâu thì nên tiêm vắc xin (T.T.Tùng , 30 t.uổi, ngụ TP.HCM)
TS-BS Hồ Đặng Trung Nghĩa (ảnh) , Trưởng bộ môn Nhiễm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; Trưởng khoa nhiễm Việt – Anh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM:
Hiện tại trên thế giới không có thông tin ghi nhận về ảnh hưởng của việc tiêm vắc xin trong lúc đang nhiễm SARS-CoV-2 lên diễn tiến bệnh Covid-19. Tuy nhiên, khi đi tiêm phòng, người nhiễm bệnh nếu không tuân thủ giãn cách, không đeo khẩu trang thì có khả năng làm lây lan dịch bệnh tại điểm tiêm chủng. Sốt, đau nhức do vắc xin thường hết trong vòng 48 giờ sau tiêm. Nếu triệu chứng kéo dài hơn, kèm ho, mất mùi, đau họng thì cần làm xét nghiệm chẩn đoán Covid-19.
Vắc xin Covid-19 cần thời gian từ 2 – 4 tuần để tạo kháng thể bảo vệ. Do đó, việc tiêm vắc xin trong lúc đang nhiễm SARS-CoV-2 sẽ không hỗ trợ cho việc điều trị bệnh.
Theo “Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19” của Bộ Y tế ngày 10.8, người có t.iền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng là một trong 3 nhóm cần trì hoãn tiêm chủng, bên cạnh người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần. Sau khi khỏi bệnh Covid-19 được đủ 6 tháng, người bệnh mới cần tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Háo hức chờ “thẻ xanh Covid-19” ngày đi tiêm mũi 2 vắc xin Vero Cell
Theo TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), sau khi khỏi bệnh, người từng mắc Covid-19 đã có kháng thể chống lại bệnh. Lượng kháng thể này có thể bảo vệ người bệnh không nhiễm lại nữa. Sau 6 tháng, lượng kháng thể này sẽ giảm đáng kể và có thể bị nhiễm lại, nên cần chích ngừa phòng nhiễm lại.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong bối cảnh nguồn cung vắc xin Covid-19 còn hạn chế, những người nhiễm SARS-CoV-2 đã được khẳng định bằng xét nghiệm PCR trong 6 tháng trước đó có thể trì hoãn tiêm vắc xin cho tới gần cuối thời kỳ này. Trong các khu vực có biến thể vi rút đáng lo ngại đang lưu hành, có thể tiêm chủng sớm hơn sau khi bị nhiễm. Trong vòng 6 tháng sau nhiễm bệnh tự nhiên, các dữ liệu hiện tại cho thấy tái nhiễm bệnh có triệu chứng rất ít gặp.
Các chuyên gia của WHO cho rằng cơ chế bảo vệ mà mỗi người có được sau khi khỏi bệnh Covid-19 là khác nhau. Vì vậy, người từng mắc Covid-19 cũng nên tiêm vắc xin khi được cung cấp.