Viện Huyết học Truyền m.áu Trung ương vừa chuyển thêm 2.000 đơn vị m.áu tới miền Nam, trong đó lần đầu tiên một nửa số m.áu này được chuyển tới tỉnh Kiên Giang.
Đêm 23/9, xe của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang đi gần 300 cây số tới sân bay Tân Sơn Nhất tại TP HCM để tiếp nhận m.áu được máy bay đưa từ Hà Nội vào. Anh Đỗ Trung Kiên, khoa Huyết học Truyền m.áu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, chia sẻ chưa bao giờ đi nhận m.áu xa đến như vậy.
“Nhiều ngày nay bệnh viện thiếu m.áu trầm trọng. Đi lại vất vả, nhưng có m.áu cho bệnh nhân là chúng tôi mừng, người bệnh cũng đỡ lo”, anh Kiên nói.
Đến sáng 24/9, 1.000 đơn vị m.áu đã an toàn về bệnh viện tỉnh.
Bác sĩ Trần Thiện Nhân, Trưởng khoa Huyết học – Truyền m.áu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, cho biết ngày 23/9, bệnh viện chỉ còn 100 đơn vị m.áu dự trữ. Trung bình mỗi tháng tiếp nhận và sử dụng khoảng 2.000 đơn vị m.áu để phục vụ cho nhu cầu điều trị tại 15 bệnh viện trong tỉnh. Song, từ đầu tháng 9 đến nay, hầu hết lịch hiến m.áu bị hủy, bệnh viện mới chỉ tiếp nhận được hơn 300 đơn vị.
“Dịch bệnh phức tạp khiến việc đi lại, di chuyển, tổ chức hiến m.áu rất khó khăn”, bác sĩ Nhân nói. Vài tháng qua, mỗi đợt hiến m.áu của huyện chỉ thu được hơn 100 đơn vị, thay vì 200-300 đơn vị như trước kia. Số lượng m.áu ít ỏi cũng chủ yếu do cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan tham gia hiến m.áu.
Tình trạng khan hiếm m.áu đã ảnh hưởng đến tất cả cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Ở Phú Quốc, gần 10 ngày nay, Trung tâm Y tế phải huy động và truyền hàng chục đơn vị m.áu toàn phần.
Các y bác sĩ kiểm tra số m.áu chi viện cho Kiên Giang. Ảnh: Công Thắng
Cùng với Kiên Giang, 1.000 đơn vị m.áu từ Hà Nội cũng được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Ngày 23/9 ghi dấu kỷ lục cung cấp m.áu trong một ngày, tại Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương, với 4.343 đơn vị được chuyển tới: TP HCM, Kiên Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Nội.
Trước đó, số lượng m.áu cung cấp khắp cả nước cao nhất là ngày 3/8 là 3.000 đơn vị.
Từ 30/7 đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận 8.000 đơn vị m.áu của Viện Huyết học Truyền m.áu Trung ương, cung cấp cho Bệnh viện Hồi sức Covid-19 và 72 bệnh viện tại 5 tỉnh Đông Nam Bộ.
Bệnh viện Huyết học Truyền m.áu Cần Thơ tiếp nhận 5.650 đơn vị m.áu, cung cấp cho hơn 80 bệnh viện tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Bệnh viện Truyền m.áu Huyết học TP HCM tiếp nhận 2.000 đơn vị m.áu, chi viện từ Hà Nội, giúp đảm bảo m.áu cho 150 bệnh viện trong toàn thành phố.
Như vậy, sau gần 2 tháng, 60.291 đơn vị m.áu được Viện Huyết học Truyền m.áu Trung ương cung cấp tới 156 bệnh viện, trong đó đến 16.664 đơn vị m.áu chi viện miền Nam.
Tiến sĩ Trần Ngọc Quế, Phụ trách Trung tâm M.áu quốc gia, Viện Huyết học Truyền m.áu Trung ương, cho biết: “Trước đây, chủ yếu là các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên, miền Trung hỗ trợ cung cấp m.áu cho miền Bắc. Đây là lần đầu tiên Viện cung cấp lượng m.áu rất lớn cho các tỉnh phía Nam”.
Đà Nẵng cảnh báo tình trạng sợ COVID-19 ‘né’ bệnh viện dẫn đến nguy kịch
Ngày 4-6, Bệnh viện Đà Nẵng cảnh báo về việc một số người bệnh sợ COVID-19 nên “né” bệnh viện, dẫn đến trường hợp người bệnh nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng.
Một trường hợp bệnh mãn tính được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch – Ảnh: BV cung cấp
Cụ thể tuần qua, Bệnh viện Đà Nẵng liên tục tiếp nhận các trường hợp người bệnh nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng vì không được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Bệnh nhân X.L. (66 t.uổi, ngụ quận Liên Chiểu) có t.iền sử đái tháo đường, suy tim. Trước đó gần một tuần, bà L. có dấu hiệu mệt, đau âm ỉ vùng thượng vị nhưng không đến bệnh viện khám, mà tự ý điều trị tại nhà. Khi có dấu hiệu mệt nhiều hơn, khó thở tăng, bà L. mới nhập viện cấp cứu. Lúc này, tình trạng bà đã nguy kịch, ngưng tuần hoàn.
Các bác sĩ chẩn đoán bà L. bị nhồi m.áu cơ tim cấp, chuyển khoa hồi sức tích cực – chống độc (HSTC-CĐ) làm VA ECMO (tim phổi nhân tạo). Tuy nhiên, bà đã không qua khỏi.
Tương tự, bệnh nhân Đ.H. (57 t.uổi, ngụ Đà Nẵng) cũng nhập Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu trong tình trạng ngưng tuần hoàn hô hấp. Ông H. có t.iền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, hạ đường m.áu, suy tim. Ông hôn mê tại nhà nên người nhà đưa vào cơ sở y tế địa phương, sau đó chuyển Bệnh viện Đà Nẵng.
Các bác sĩ cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp sau gần 5 phút, bệnh nhân có nhịp tim trở lại và được chuyển vào khoa HSTC-CĐ. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi. Mặc dù đã được thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tim phổi tối đa nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.
Theo bác sĩ Hà Sơn Bình – trưởng khoa HSTC-CĐ, đây là hai trong số các trường hợp nguy kịch được khoa tiếp nhận trong tuần qua. Các trường hợp này đều có bệnh lý nền, đưa đến bệnh viện muộn và đã không qua khỏi hoặc có biến chứng nặng.
Theo bác sĩ Bình, tâm lý quá sợ hãi COVID-19 đã khiến nhiều người bệnh mãn tính không dám đến bệnh viện khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, mà tự ý theo dõi tại nhà hoặc bỏ điều trị khiến bệnh diễn biến nặng hơn, khi đó việc điều trị sẽ nhiều khó khăn, tốn kém.
“Người bệnh có các bệnh lý mãn tính khi có các biểu hiện bất thường phải báo người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời. Và nên đến bệnh viện để tái khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ theo dõi, tránh trì hoãn để xảy ra các biến chứng đáng tiếc”, bác sĩ Bình khuyến cáo.