Da lòng bàn tay, bàn chân và da môi của tôi thường bị bong tróc, tuy không đau hay ngứa gì, nhưng cứ thỉnh thoảng lại bị.
Xin hỏi bác sĩ đó là bệnh gì? Cách khắc phục?
Nguyễn Văn Hùng (nguyenhung@gmail.com)
Bàn tay, bàn chân là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố xung quanh, đặc biệt những người lao động chân tay hay người nội trợ thì bong tróc da tay, chân thường do yếu tố dị ứng với chất tiếp xúc. Tuy nhiên, bong da có thể là bệnh toàn thân như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP. Nhưng đại đa số trường hợp các bong tróc da tay thường không tìm được nguyên nhân.
Bài Viết Liên Quan
- Ung thư ruột chẳng mấy mà tìm đến nếu bạn vẫn giữ thói quen đi vệ sinh này
- Chứng không dung nạp lactose gia tăng theo t.uổi tác
- Cô gái sốc khi biết mình mắc tiểu đường vì 1 loại thức uống “vạn người mê”
Về điều trị tình trạng bong da, như trên đã nói, có nhiều nguyên nhân, do vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định nguyên nhân gây bong da để phòng tránh. Cụ thể, nếu bản thân có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn những thức ăn lạ, thức ăn có chất tanh, hải sản , hạn chế uống bia rượu và tuyệt đối kiêng tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa (dùng găng tay khi phải dọn dẹp nhà cửa hay rửa bát đĩa…); cần giữ cho da luôn sạch, có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da giúp giữ ẩm cho da. Bổ sung các vitamin nhóm B, vitamin A, tốt nhất là từ nguồn thực phẩm tươi sạch hằng ngày, uống nhiều nước cũng là những biện pháp hỗ trợ cho làn da.
Nếu da bong nhiều, kéo dài kèm theo ngứa nhiều, chảy nước, nhiễm khuẩn…, cần đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều cần chú ý, những người uống nhiều rượu là một trong những nguyên nhân gây thiếu vitamin nên hay gặp bong da, vì vậy, nếu hay uống rượu, cần bỏ rượu. Không những thế, rượu còn gây nhiều chứng bệnh khác như gan nhiễm mỡ, xơ gan…
Theo Sức khỏe đời sống