Chiều 27-9, Bộ Y tế cho biết Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn vừa ký Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, tài liệu trên sẽ được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.
Cụ thể, Bộ Y tế cho biết theo y học cổ truyền, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, giai đoạn đầu tập trung chủ yếu ở vùng mũi họng. Vì vậy, việc sử dụng một số phương pháp y học cổ truyền kết hợp với các phương pháp phòng bệnh khác theo quy định sẽ hạn chế lây nhiễm và phòng ngừa bệnh.
Khi không dùng thuốc, người dân có thể tập thở bụng theo nhịp điệu: êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài; thở ngực theo nhịp điệu êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài và hít vào ngực nở, bụng lép, thở ra ngực lép, bụng hơi phồng.
Ngoài ra, người dân có thể tự xoa bóp toàn thân (tập hằng ngày 10-15 phút/lần x 2 đến 3 lần/ngày vào sáng, chiều, tối): ngồi xếp bằng, hoa sen, trên ghế; lưng thẳng; mặt nhìn thẳng; xát nóng hai lòng bàn tay với nhau và dùng 2 tay xoa bóp cho cơ thể, làm từ trên xuống dưới theo hướng dẫn.
Trong trường hợp đang dùng thuốc, người dân có thể dùng các nguyên liệu có thể là sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió… để xông phòng ở, nơi làm việc…
Theo hướng dẫn, người dân có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200-400g, tùy theo diện tích phòng.
Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm hai lần, sáng và chiều.
Hoặc có thể sử dụng tinh dầu hoặc hương, sả, chanh, bạc hà, hương nhu, bưởi, tràm, quế… đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
Theo đó, tùy theo diện tích phòng (10 – 40m 2 ) lấy lượng tinh dầu phù hợp (2 – 4ml), hòa tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần.
Bộ Y tế lưu ý không được xông trực tiếp vào người; không xông tinh dầu trong phòng ngủ có t.rẻ e.m dưới 30 tháng t.uổi, t.rẻ e.m có t.iền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.
Hướng dẫn trên cũng không áp dụng đối với t.rẻ e.m. Riêng đối với phụ nữ mang thai, trong quá trình điều trị cần chú ý tới những thay đổi sinh lý khi mang thai.
Để phòng bệnh bằng y học cổ truyền có thể sử dụng dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng tuyên phế lợi họng, thuốc cổ truyền để súc họng, xịt mũi họng, xông mũi họng nhằm làm sạch đường hô hấp trên.
Hoặc lựa chọn sử dụng một số dược liệu, thuốc cổ truyền nhằm bồi bổ chính khí, nâng cao thể trạng: hoài sơn, trần bì, hoàng kỳ, bạch linh, bạch biển đậu, đảng sâm, thái tử sâm, ý dĩ nhân, cam thảo…
Ngoài ra, Bộ Y tế lưu ý người có bệnh lý nền cần tuân theo tư vấn và chỉ định của thầy thuốc. Với những người có thể trạng béo, bệu thì phải dùng kiện tỳ trừ thấp.
TPHCM sắp được cấp một triệu viên xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị Covid-19
Xuyên tâm liên từng là vị thuốc trị cảm cúm, sốt phổ biến ở Việt Nam. Qua nghiên cứu, vị thuốc này cho thấy kết quả khả quan trong hỗ trợ điều trị Covid-19.
“Bộ Y tế đang khẩn trương đốc thúc đơn vị sản xuất để có thể trong vài ngày tới cung cấp một triệu viên thuốc xuyên tâm liên cho TPHCM, phục vụ công tác điều trị bệnh nhân Covid-19”, thông tin được ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế trao đổi với Dân trí.
Theo ông Thịnh, vị thuốc xuyên tâm liên trong y học cổ truyền thuộc nhóm thanh nhiệt giải độc, điều trị tất cả các chứng cảm cúm, sốt,…
“Bộ đội ta ngày xưa ở trong rừng từng dùng xuyên tâm liên rất nhiều. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều loại thuốc nên xuyên tâm liên dần bị lãng quên”, ông Thịnh cho hay.
Hiện tại, ở các nhà thuốc y học cổ truyền vẫn sử dụng vị thuốc xuyên tâm liên để điều chế các bài thuốc.
TPHCM sắp được cấp một triệu viên xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị Covid-19 (Ảnh minh họa: Internet).
Ông Thịnh cho hay, qua thông tin của các quốc gia trong khu vực bị Covid-19 đã sử dụng xuyên tâm liên trong điều trị, với vai trò tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế về công tác y học cổ truyền, Cục quản lý Y, Dược cổ truyền đã mạnh dạn đề xuất sử dụng xuyên tâm liên trong hỗ trợ, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở giai đoạn nhẹ và vừa.
“Qua thông tin từ Thái Lan, Trung Quốc, Cục quản lý Y, Dược cổ truyền đã xây dựng bài thuốc có sử dụng thành phần xuyên tâm liên, đã từng bước đưa vào áp dụng ở một số nhóm nhỏ bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ và vừa ở Bắc Giang. Bước đầu cho kết quả khả quan”. Ông Thịnh nói.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn của bệnh nhân, tùy theo thể bệnh có thể sử dụng, không phải bệnh nhân nào cũng sử dụng xuyên tâm liên được. Bộ Y tế đã giao cho Cục quản lý Y, Dược cổ truyền và Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo cùng nghiên cứu, đ.ánh giá cụ thể, bài bản, từng bước về tác dụng của xuyên tâm liên trong hỗ trợ điều trị Covid-19.
Hiện, một vài doanh nghiệp đang bắt đầu sản xuất sản phẩm này ở dạng viên nén và viên nang để cung ứng cho vùng dịch.
Về vấn đề nguồn cung xuyên tâm liên nếu được đưa vào sử dụng quy mô lớn, theo ông Thịnh, thực tế, loại thảo dược này từ lúc trồng đến lúc thu hái mất từ 2,5 – 3 tháng. Vùng trồng xuyên tâm liên có hoạt chất, hàm lượng cao nhất là ở Thanh Hóa và Nghệ An. Về cơ bản, trữ lượng hiện tại của xuyên tâm liên có thể đáp ứng được nhu cầu, không bị khan hiếm. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nhập dược liệu từ nước ngoài về.
Bên cạnh xuyên tâm liên, ông Thịnh cho biết, hiện tất cả các vị thuốc y học cổ truyền có thể ứng dụng trong điều trị Covid-19 vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu nên chưa thể công bố được.
Trong công văn số 1306/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền của Bộ Y tế, xuyên tâm liên là thành phần trong một số bài thuốc đông y, được Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng để phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19.
Trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 do Bộ Y tế đưa ra, còn có nhiều dược liệu khác sẵn có ở Việt Nam như: diếp cá, bạc hà, kinh giới,…