GĐXH – Sỏi thận thường sẽ không gây ra triệu chứng cho đến khi nó bị mắc kẹt trong niệu quản, chặn dòng chảy của nước tiểu và làm cho thận sưng lên và niệu quản co thắt gây đau.
4 thực phẩm tốt cho dạ dày, nên ăn thường xuyên để bảo vệ nội tạng
GĐXH – Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý thường gặp, trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm.
Bệnh sỏi thận không phải là bệnh hiếm gặp, thậm chí những trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là thói quen sinh hoạt không khoa học.
Sỏi thận hình thành khi nước tiểu trở nên cô đặc, nồng độ chất có thể tạo ra tinh thể tăng lên, chẳng hạn như canxi, oxalat và axit uric. Đồng thời, nước tiểu có thể thiếu chất ngăn cản các tinh thể kết dính với nhau, khiến chúng có môi trường thuận lợi để kết tinh và hình thành sỏi thận.
Sỏi thận và hình ảnh qua siêu âm. Ảnh minh họa
Người bị sỏi thận liên quan nhiều đến chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Nếu sinh hoạt có chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Đặc biệt, khi bị bệnh, người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng nên cần có một chế độ ăn đa dạng, khoa học.
Cùng với việc sử dụng thuốc hay áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau thì chế độ dinh dưỡng sẽ góp phần hỗ trợ quá trình kìm hãm sự phát triển của bệnh, đồng thời tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch cho người bệnh. Lúc này, người bị sỏi thận cần uống nhiều nước, cân bằng các thành phần dinh dưỡng để tránh suy nhược cơ thể, hạn chế tối đa lượng muối, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và canxi.
Bệnh sỏi thận khi nào thì nguy hiểm?
Theo các chuyên gia y tế, các loại sỏi thận thường gặp như: Sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi nhiễm trùng, sỏi cystin… Tùy vào kích thước của viên sỏi mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như uống thuốc để tống sỏi ra ngoài theo đường tiểu, nếu sỏi quá lớn buộc phải can thiệp phẫu thuật để lấy sỏi…
Các chuyên gia y tế cho rằng, bệnh sỏi thận nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm, nhưng nếu để lâu có thể dẫn đến biến chứng.
Nếu nhiễm khuẩn nặng ở mức độ cấp tính, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như suy thận cấp tính, nghĩa là sỏi tắc nghẽn hai bên niệu quản, gây ra tình trạng ứ nước, thận không thể lọc và đào thải nước, muối, chất khoáng độc hại ra ngoài, hai bên thận bế tắc cùng lúc, không có nước tiểu thoát ra, sẽ có thể dẫn đến tình trạng tử vong trong vài ngày nếu không điều trị kịp.
6 thói quen gây sỏi thận, rất nhiều người mắc phải
Theo các nghiên cứu y khoa, có một bộ phận người bệnh mắc sỏi thận do gen. Thường trong gia đình có người thân mắc sỏi thận thì sẽ có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn mức bình thường.
Bên cạnh đó, các trường hợp bị dị dạng đường tiểu khiến cho nước tiểu bị ứ đọng hay những bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiểu như: viêm thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo…. cũng là nguyên nhân gây sỏi thận.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, còn những nguyên nhân chính sau đây:
Thói quen uống ít nước
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc hình thành sỏi thận. Do lượng nước nạp vào trong cơ thể không đủ, khiến cho lượng nước tiểu thải ra ngoài sẽ ít đi. Khi đó, cơ thể sẽ có ít nước để hòa tan được muối. Vì thế, sự lắng đọng natri sẽ diễn ra và dẫn tới việc hình thành sỏi thận.
Ăn uống thất thường
Trong thực đơn hàng ngày, người bệnh có thói quen ăn uống không lành mạnh, thời gian ăn uống thất thường. Điều này khiến cho người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây sỏi thận.
Thói quen ăn mặn
Muối là gia vị phổ biến để tăng độ đậm đà cho các món ăn. Tuy nhiên, việc nêm nếm quá mức sẽ gây tác dụng phụ cho sức khỏe con người. Khi đó, có thể sẽ phải thực hiện đào thải một lượng lớn natri, lượng ion canxi cũng gia tăng tại ống thận. Nồng độ canxi cao chính là một trong những yếu tố hình thành sỏi canxi oxalat, canxi photphat…
Thói quen ăn nhiều thịt động vật và hải sản
Sử dụng lượng lớn thịt động vật và hải sản khiến cho nồng độ acid uric tăng mạnh. Điều này có thể gây lắng đọng tạo sỏi uric vô cùng nguy hiểm. Hơn nữa việc ăn quá nhiều chất đạm cũng khiến nồng độ uric trong máu tăng nhanh. Ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người.
Thói quen nhịn tiểu kéo dài
Nhịn tiểu là thói quen độc hại nhưng nhiều người thường gặp phải. Trong quá trình nhịn tiểu, nước tiểu sẽ ứ đọng lại ở bàng quang. Lúc này, các vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ hơn. Đồng thời, các chất khoáng cũng tích tụ lại nhiều hơn tạo sỏi vô cùng nguy hiểm.
Thói quen bổ sung vitamin C và canxi quá liều
Bổ sung vitamin C không đúng cách sẽ gây ra tình trạng thừa vitamin C. Lượng vitamin C dư thừa sẽ được chuyển hóa thành oxalat đào thải ra ngoài tại thận. Điều này sẽ gây ức chế hấp thu sắt, kẽm. Không những vậy, lượng canxi dư thừa còn khiến thận bị quá tải, nguy cơ tạo sỏi gia tăng.
Nhập viện vì ăn dưa lê sai cách, bác sĩ khuyến cáo ai ăn dưa lê nhất định phải tránh điều này để phòng ngộ độc
GĐXH – Không chọn những quả dưa lê vẹo vọ, nứt hoặc đã chín nhũn, vì những quả dưa lê như này ăn vào sẽ rất dễ ngộ độc.
Loại rau rẻ tiền được ví tốt như nhân sâm không phải người Việt nào cũng biết ăn
GĐXH – Rau đay mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng vì có vị nhớt nên không phải ai cũng biết ăn.
Tía tô và 5 ‘đại kỵ’ khi dùng ít người biết