Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn
Bài Viết Liên Quan
- Tất tần tật những gì bạn cần biết về tự kỷ ở người lớn
- 6 cách giúp thanh lọc cải thiện chức năng gan
- Báo động t.rẻ e.m nhiễm bệnh t.ình d.ục người lớn
Thịt đỏ và thịt chế biến có liên quan đến nguy cơ cao hơn mắc một số loại ung thư. Thịt đỏ được định nghĩa là thịt bò , thịt bê, thịt lợn, thịt cừu và thịt dê.
Còn thịt chế biến sẵn bao gồm thịt được ủ muối, xông khói, lên men, hun khói và các quá trình chế biến khác làm tăng mùi vị và tăng thời gian bảo quản.
Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, ăn nhiều thịt đỏ được định nghĩa là hơn 3 phần ăn mỗi tuần. Một phần thịt đỏ khoảng 3 đến 4 ounce (khoảng 85 – 113g), tương đương một chiếc bánh hamburger nhỏ, một miếng bít tết hoặc một miếng thịt lợn cỡ vừa.
Theo báo cáo của AICR, tổng lượng tiêu thụ hàng tuần của một người nên dưới 350 đến 500g đã nấu chín mỗi tuần.
Nguy cơ ung thư liên quan đến các sản phẩm thịt chế biến sẵn thậm chí còn cao hơn. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, một chi nhánh của Tổ chức Y tế Thế giới, phân loại thịt chế biến sẵn là chất gây ung thư nhóm 1, cùng nhóm với thuốc lá, bức xạ UV và rượu.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư cho người. Theo báo cáo của IARC, chỉ ăn 50g thịt chế biến sẵn mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư lên 18%. Bốn lát thịt xông khói hoặc một chiếc xúc xích chứa khoảng 50g thịt chế biến sẵn.
Tại sao những loại thịt này có vẻ làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, là vì thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có chứa chất gây đột biến và chất gây ung thư.
Các chất gây đột biến thay đổi thông tin di truyền bằng cách thay đổi ADN, và chất gây ung thư là tác nhân gây ung thư.
Khi thịt được nấu ở nhiệt độ cao hoặc nướng, các axit amin trong thịt tương tác với nhiệt để tạo thành các hợp chất gây ung thư được gọi là amin dị vòng và hydrocacbon thơm đa vòng có liên quan đến nguy cơ ung thư.
Với các loại thịt chế biến sẵn, nguy cơ ung thư liên quan đến cách bảo quản và nấu chín thịt.
Cụ thể, việc bổ sung các chất bảo quản được gọi là nitrat và nitrit có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tương tự, xông khói thịt cũng có thể tạo ra các hợp chất gây ung thư.
Đường
Đường cũng có liên quan đến sự phát triển và tiến triển của một số loại ung thư. Vào đầu thế kỷ 20, một nhà hóa sinh người Đức tên là Otto Warburg đã quan sát thấy rằng các tế bào ung thư thường dựa vào đường để thúc đẩy sự phát triển của chúng.
Được gọi là hiệu ứng Warburg, quá trình này cho thấy việc khiến cơ thể đói đường và carbohydrat có thể chuyển hóa thành đường về mặt lý thuyết có thể bỏ đói các tế bào ung thư.
Do đó, chế độ ăn keto, làm giảm lượng carbohydrat xuống 10% hoặc ít hơn lượng calo tiêu thụ và tăng tiêu thụ chất béo lên 70% hoặc hơn, đã được đề xuất là một cách để làm chậm sự lây lan của ung thư .
Một số chuyên gia nói rằng nếu lo lắng về ung thư, bạn nên loại bỏ tất cả đường tinh luyện ra khỏi chế độ ăn vì nhiều loại tế bào ung thư sử dụng đường làm nhiên liệu chính.
Trên thực tế, một số xét nghiệm chẩn đoán ung thư sử dụng glucose phóng xạ để xác định khối u trên chụp PET vì hầu hết các tế bào ung thư có ái lực với đường đến mức chúng hút các phân tử glucose nhanh hơn các tế bào không phải ung thư, do đó chúng tự biểu hiện trên hình ảnh chụp.
Rượu
Cồn thực chất là một loại đường, vì vậy nó cũng nằm trong danh sách những thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Rượu là một yếu tố nguy cơ gây ung thư miệng, họng, thực quản, gan, đại trực tràng, vú và tuyến tụy.
Chưa biết chính xác rượu làm tăng nguy cơ như thế nào, nhưng nó có thể liên quan đến tổn thương DNA của các tế bào sau khi tiếp xúc với cồn.
Ngoài ra, rượu có thể là một nguyên nhân gián tiếp vì lượng calo từ rượu góp phần làm tăng cân. Đồ uống có cồn đóng góp rất nhiều calo rỗng mà không mang lại lợi ích dinh dưỡng, vì vậy đây là một trong những loại thực phẩm mà chúng ta cần hạn chế.
Hướng dẫn chế độ ăn cho người Mỹ 2020-2025 của chính phủ Mỹ khuyến nghị nếu không uống rượu thì đừng bắt đầu uống.
Họ cũng khuyến cáo rằng uống vừa phải là một cách quan trọng để hạn chế nguy cơ ung thư ở những người chọn tiêu thụ đồ uống có cồn.
Uống rượu vừa phải được định nghĩa là một ly mỗi ngày đối với nữ và tối đa 2 ly mỗi ngày đối với nam giới. Một “ly” được định nghĩa là 350ml bia, 240-270ml rượu mạch nha, 150 ml rượu vang và 45ml rượu mạnh loại 40o.
Theo quan điểm của một số chuyên gia, để ngăn ngừa ung thư, tốt nhất là không nên uống rượu.
Thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn
Một số loại thực phẩm chế biến sẵn cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Những thứ như bỏng ngô nướng trong lò vi sóng có các hợp chất có liên quan đến ung thư.
Tổ chức môi trường Environmental Working Group đã lên tiếng cảnh báo về một loại hóa chất có tên PFOA được sử dụng để phủ bên trong túi bỏng ngô có khả năng gây ung thư, khiến FDA ra lệnh cấm sử dụng chất này trong bao bì thực phẩm vào năm 2006.
Tuy nhiên, một điều tra sau đó của EWG cho thấy rằng các hóa chất thay thế (cần thiết để ngăn dầu trong túi ngấm qua giấy) cũng có khả năng gây ung thư và có khả năng chứa hóa chất perfluorinated.
Cơ quan đăng ký các chất độc hại và dịch bệnh, một bộ phận của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, (CDC) báo cáo rằng những hóa chất này, được gọi là PFC, có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Các loại thực phẩm chế biến siêu kỹ khác, chẳng hạn như thực phẩm nướng đóng gói và snack, đồ uống có ga, ngũ cốc có đường, bữa ăn sẵn và các sản phẩm thịt hoàn nguyên, cũng có liên quan đến tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, theo một nghiên cứu năm 2018 trên tờ British Medical Journal .
Nghiên cứu bao gồm 104.980 người Pháp trưởng thành khỏe mạnh cho thấy tỷ lệ thực phẩm chế biến siêu kỹ tăng 10% trong chế độ ăn có liên quan đến tăng 12% nguy cơ ung thư nói chung và 11% nguy cơ ung thư vú. Không tìm thấy mối liên quan đáng kể nào đối với ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng.
Các sản phẩm thực phẩm chế biến siêu kỹ cũng có xu hướng chứa nhiều calo, muối, đường và chất béo bão hòa hơn, tất cả đều có thể góp phần gây béo phì, vốn là một yếu tố nguy cơ gây ung thư.
Ngay cả những thực phẩm có vẻ lành mạnh, chẳng hạn như cá hồi nuôi, có thể chứa các hóa chất làm tăng nguy cơ ung thư.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường đã phân loại polychlorinated biphenyls hoặc PCBs có thể gây ung thư ở người. Loại hóa chất này được sản xuất từ năm 1929 cho đến khi bị cấm vào năm 1979, nhưng chúng vẫn tồn tại trong môi trường.
Liệu mức độ của các hóa chất này, đi vào chuỗi thức ăn từ các khu công nghiệp và chất thải nguy hại và tập trung trong thức ăn cho cá nuôi, có đủ cao để gây ung thư hay không vẫn còn đang được tranh luận.
Nếu lo lắng về nguy cơ này, Harvard Health khuyên nên loại bỏ da cá hồi và mỡ ngay bên dưới trước khi nấu, vì đó là nơi tập trung nhiều hóa chất nhất. Để mỡ thoát ra ngoài bằng cách rán, bỏ lò hoặc nướng cũng có thể làm giảm nguy cơ.
Theo Dân Trí