Sai lầm 1. Viêm âm đạo thì chắc chắn phải có triệu chứng ngứa ngoài âm hộ
Muốn điều trị viêm âm đạo hiệu quả trước hết cần chẩn đoán chính xác và sớm phát hiện. Tuy nhiên không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức để làm điều này. Không ít chị em phụ nữ đều cho rằng hễ ngoài âm hộ bị ngứa ngáy thì tức là đã bị viêm âm đạo,trong khi đó nếu ra huyết trắng nhiều nhưng không ngứa thì không bị bệnh.
Quan niệm này làm cho quá trình phát hiện bệnh dễ sai lệch và trễ nãi. Thực tế triệu chứng viêm âm đạo có rất nhiều và ngứa chỉ là một trong số đó. Vì vậy, chỉ cần nhận thấy vùng kín có biểu hiện bất thường đều nên đến bệnh viện kiểm tra.
Bài Viết Liên Quan
- Đà Nẵng mở điểm tiêm vắc xin Covid-19 để phủ mũi 1 cho người trên 18 t.uổi
- Nhiều ca bệnh giun sán do lây nhiễm từ thú cưng
- 6 thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường trí nhớ và năng suất làm việc
Sai lầm 2. Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm âm đạo
Chuyên gia sức khỏe cảnh báo: Dù vì bất cứ lý do nào thì bạn vẫn không nên tùy tiện tự mua thuốc về chữa bệnh, dù triệu chứng của nó có thể chỉ mới ở giai đoạn đầu. Không ít người chẳng những tự phán đoán mình bị viêm âm đạo mà sau đó còn tự đi mua thuốc kháng sinh về sử dụng.
Rất nhiều loại kháng sinh sau khi trực tiếp uống vào sẽ khiến vi khuẩn, nấm bệnh sinh ra tính kháng thuốc, phá vỡ cân bằng các nhóm vi khuẩn ở môi trường âm đạo, khiến cho bệnh tình không giảm mà còn tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi.
Sai lầm 3. Tùy tiện dùng thuốc đặt âm đạo
Bạn cho rằng dùng thuốc đặt âm đạo thì có thể trị khỏi chứng viêm âm đạo? Thực tế thì tùy theo nguồn gốc gây bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cách điều trị cũng như các loại thuốc khác nhau. Chẳng hạn như nhiễm Trichomonas cấp tính hay nhiễm trực khuẩn thì không thể dùng thuốc đặt âm đạo.
Do sản phẩm này khi sử dụng vốn sẽ gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, bên cạnh đó còn làm cho dịch tiết âm đạo nhiều hơn, các tổ chức biểu bì bị bong tróc, kích thích ngoài âm hộ v.v… Cho nên một khi dùng không đúng trường hợp sẽ làm chứng viêm lan rộng và bệnh nặng hơn.
Sai lầm 4. Điều trị viêm âm đạo chỉ dựa vào đông y
Hầu như thành phần dược liệu trong đông y đều có tác dụng thanh nhiệt giải độc, đích thực có hiệu quả hỗ trợ cho quá trình điều trị các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là hiệu quả khá châm, tính nhắm chuẩn vào nguồn bệnh không cao. Vì vậy đông y chỉ thích hợp điều trị bệnh phụ khoa mãn tính.
Sai lầm 5. Sử dụng các sản phẩm vệ sinh có tính tẩy rửa lâu dài
Phụ nữ thường hay nghĩ rằng các sản phẩm dành riêng để vệ sinh vùng kín luôn có tác dụng làm sạch và phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, bất cứ thứ gì nếu lạm dụng và sử dụng không đúng cách đều có thể gây tác hại ngược lại.
Dùng nhiều các chất tẩy rửa này có thể gây mất cân bằng các vi khuẩn có lợi ở môi trường âm đạo, khiến cho sức đề kháng yếu đi, tạo cơ thể cho vi khuẩn gây hại xâm nhập, nguy cơ viêm nhiễm càng cao hơn.
Sai lầm 6. Vừa thấy hết viêm thì ngưng thuốc
Hầu như chúng ta ít khi nào tuân thủ quá trình điều trị của bác sĩ, điển hình như chị em sử dụng thuốc vừa cảm thấy mình đã hết bị viêm liền tự ý ngưng điều trị. Thói quen này không những kéo dài bệnh hoặc tạo thành mãn tính mà còn khiến nguồn bệnh sinh ra tính kháng thuốc, sau này muốn trị dứt điểm càng khó hơn.
Sai lầm 7. Vợ chồng không đi khám lại sau khi đã điều trị viêm âm đạo
Các chứng viêm nhiễm vùng kín hoàn toàn có thể lây lan giữa vợ chồng hay bạn tình với nhau. Do đó, dù bạn đã điều trị viêm âm đạo triệt để thì vẫn nên khích lệ đối phương cùng đến bệnh viện khám tổng quát một lần nữa, tránh bệnh lại tái phát hoặc lây cho người kia.
Thiên Khuê (Theo Familydoctor)