Tỉnh Quảng Nam yêu cầu người dân về từ TP.Đà Nẵng chỉ phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày, tức là đã giảm nhẹ mức độ cách ly so với trước đó (phải cách ly tập trung).
Người dân Quảng Nam vội vã rời Đà Nẵng trước đó. Ảnh NAM THỊNH
Chiều tối nay 26.9, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ký công văn phúc đáp Công văn số 6442/UBND-KGVX ngày 24.9 của UBND TP.Đà Nẵng về việc công dân từ khu vực không có dịch tại Đà Nẵng đến/trở về các tỉnh, thành phố. Trong đó, có nội dung giảm nhẹ mức độ cách ly đối với người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng dịch Covid-19.
Cụ thể, đối với người từ TP.Đà Nẵng đến/về Quảng Nam đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (liều cuối cùng được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính tới thời điểm đến/về địa phương) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 (có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với covid-19 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương) và có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc giấy ra viện, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày.
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, tỉnh Quảng Nam yêu cầu người trở về từ vùng có dịch (trong đó có TP.Đà Nẵng) dù đã tiêm đủ 2 liều vắc xin vẫn phải cách ly tập trung 7 ngày, sau đó cách ly theo dõi tại nhà thêm 7 ngày nữa.
Đối với người từ TP.Đà Nẵng đến/về Quảng Nam là học sinh, sinh viên đang ở Đà Nẵng trở về Quảng Nam nhập học, người già trên 60 t.uổi, phụ nữ có thai trên 32 tuần, người Quảng Nam đi điều trị bệnh tại Đà Nẵng đã khỏi bệnh, có giấy ra viện và những trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (nhưng liều cuối cùng được tiêm chưa đủ 14 ngày tính đến thời điểm đến/về Quảng Nam) thì UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu cách ly tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày. Sau đó, tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày tiếp theo (lấy mẫu xét nghiệm 1 lần vào ngày thứ 7 trong thời gian cách ly tại nhà/nơi lưu trú và tự chi trả chi phí xét nghiệm).
Tỉnh Quảng Nam yêu cầu các trường hợp trên phải có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính do cơ quan có thẩm quyền cấp trong vòng 72 giờ; có giấy xác nhận đang lưu trú tại khu vực vùng xanh (không có ca bệnh cộng đồng trong vòng 14 ngày) của UBND xã, phường có liên quan cấp.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị UBND TP.Đà Nẵng tạo điều kiện cho người dân Quảng Nam ở khu vực vùng xanh (không có ca bệnh cộng đồng trong vòng 14 ngày) được ra Đà Nẵng thuận lợi.
Bản tin Covid-19 ngày 26.9: Cả nước 10.011 ca nhiễm mới | TP.HCM sẽ gỡ bỏ chốt kiểm soát nội đô
Trước đó, ngày 24.9, UBND TP.Đà Nẵng có Công văn số 6442/UBND-KGVX gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tạo điều kiện cho công dân từ khu vực không có dịch tại Đà Nẵng được đến, trở về các tỉnh, thành phố khác.
Theo nội dung công văn, hiện trên địa bàn thành phố có nhiều công dân thường trú, tạm trú có nguyện vọng đến, trở về các tỉnh, thành phố với nhiều lý do cấp bách và công vụ (tang gia, y tế, đoàn tụ gia đình, chăm sóc gia đình, công tác, đến các sân bay khác để du học…).
Vì vậy, UBND TP.Đà Nẵng mong muốn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tạo điều kiện, tiếp nhận công dân đến/trở về từ TP.Đà Nẵng. Trường hợp có yêu cầu, UBND TP.Đà Nẵng sẽ chỉ đạo UBND phường, xã xác nhận nơi cư trú của công dân không thuộc khu vực phong tỏa hoặc cách ly y tế.
Hiểm họa bao vây trường học (Bài 3)
Hàng quán, hàng rong bao vây trường học tồn tại từ lâu không chỉ đe dọa sức khỏe học sinh, còn gây mất mỹ quan đô thị, an toàn giao thông.
Hàng rong thu hút học sinh Trường THCS Chánh Hưng, Quận 8, TPHCM.
Bên cạnh việc nhắc nhở của nhà trường, ý thức của phụ huynh, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền sở tại.
Bài 3: Đừng mất bò mới lo làm chuồng
Chính quyền dẹp
Ông Trần Văn Bách – Phó Chủ tịch UBND phường Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: Chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp với cơ quan công an phường chấn chỉnh các cửa hàng bán đồ ăn trên địa bàn, đặc biệt là hàng ăn gần khu vực trường học, bảo đảm quy định về trật tự an ninh, không ảnh hưởng giao thông đi lại của học sinh; yêu cầu cam kết về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm… Với các quầy bán đồ ăn vặt di động, lực lượng công an yêu cầu không đứng bán trước cổng trường. Tuy nhiên, thỉnh thoảng những xe hàng này vẫn xuất hiện lúc học sinh tan trường.
Ngay sau vụ 35 học sinh Trường Tiểu học số 1 Hòa Khương (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc do chơi slime, Đội Quản lý thị trường số 6 liên quận huyện Hòa Vang – Cẩm Lệ chủ trì, phối hợp Phòng Kinh tế – hạ tầng huyện cùng UBND 11 xã đồng loạt kiểm tra tất cả căng-tin trường học, hàng quán xung quanh khu vực trường học trên địa bàn.
Ông Nguyễn Thúc Dũng – Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang thông tin: Huyện yêu cầu Chủ tịch UBND 11 xã chỉ đạo các lực lượng tổ chức kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng buôn bán hàng rong trước cổng trường học, chịu trách nhiệm trước UBND huyện nếu để tái diễn và báo cáo kết quả về UBND huyện trong ngày 25/4. Qua kiểm tra, có 12/14 cơ sở kinh doanh trước cổng trường vi phạm về sản phẩm không có nguồn gốc, nhãn mác, tạm giữ hơn 15 sản phẩm với khối lượng khoảng 3kg.
Theo Ban quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng, những xe hàng rong bán trước các cổng trường được xếp vào loại thức ăn đường phố, do quận huyện và phường xã quản lý. Ông Nguyễn Tấn Hải – Trưởng ban Quản lý ATTP Đà Nẵng cho rằng: Trong Ban chỉ đạo ATTP của các quận, huyện đều có thành viên của Ban quản lý. Điều này sẽ giúp tăng cường phối hợp, tập huấn, thanh tra ATTP cho các bộ phường xã, nhằm nâng cao năng lực quản lý cho tuyến cơ sở.
Ông Hải cũng khuyến cáo: Nguy cơ nhiễm bệnh từ thức ăn đường phố không tuân thủ quy trình vệ sinh thực phẩm vô cùng lớn. Vì vậy, ngoài sự vào cuộc của cơ quan chức năng, phụ huynh cần nhắc nhở con em mình không nên sử dụng những thực phẩm tại các hàng rong để tránh nguy hại cho sức khỏe. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên kiểm soát t.iền tiêu vặt của con, từ đó giúp trẻ hình thành thói quen tiêu dùng thông thái, biết nói không với thực phẩm không an toàn.
Nhà trường – phụ huynh nhắc
Cô Trần Thị Thanh Hoa – Hiệu trưởng Trường THCS Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: Nhà trường quy định học sinh không mang đồ ăn lên lớp để tránh hiện tượng các em mua quà vặt đến ăn trong giờ học, vừa mất vệ sinh, ảnh hưởng đến trật tự lớp học.
Trường cũng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các em không mua đồ ăn vặt, nước uống trôi nổi bán ngoài cổng trường. Học sinh không ăn đồ ăn từ những xe hàng rong di động để bảo đảm an toàn sức khỏe, đặc biệt tránh bị mua phải những mặt hàng có chất gây nghiện, rất nguy hại cho bản thân. Khuyến cáo phụ huynh kiểm soát t.iền tiêu vặt của trẻ.
“Khi thấy có xe hàng rong bán đồ ăn vặt, nhà trường thông báo ngay cho chính quyền địa phương và lực lượng công an để đi dẹp và chấn chỉnh. Tuy nhiên, có khi dẹp xong, vài ba hôm sau lại thấy xuất hiện. Một số học sinh tuy được nhắc nhở nhưng vẫn tranh thủ mua đồ ăn trước khi vào trường hoặc sau khi tan học…” – cô Hoa cho hay.
Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) trao đổi: Trong các cuộc họp ở UBND phường, đại diện nhà trường luôn kiến nghị cần có hỗ trợ sự của lực lượng công an và đội trật tự đô thị, quản lý thị trường để chấm dứt tình trạng bán hàng rong trước cổng trường. Nhà trường chỉ có thể nhắc nhở chủ các xe hàng rong thôi chứ không thể cấm hay đuổi họ được vì họ kinh doanh ngoài khu vực trường.
Anh Nguyễn Đình Hòa – có con học tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho rằng: Rất khó “truy vết” trong trường hợp học sinh bị ngộ độc thực phẩm từ các quán hàng rong trước cổng trường. Chưa kể là việc bày bán hàng hóa, đồ chơi xung quanh khu vực cổng trường còn dẫn đến ách tắc giao thông khi phụ huynh đưa, đón con.
Gần ngay chợ dân sinh, nhưng Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội) hạn chế được tối đa hiện tượng học sinh tụ tập ăn quà vặt quanh cổng trường. Cô Phạm Thanh Huyền – Bí thư Đoàn trường tâm sự: Trường làm chặt việc quản lý học sinh từ sáng sớm đến khi tan học, yêu cầu các em không tụ tập ngoài cổng trường sau giờ học.
Việc này có sự giám sát, nhắc nhở thường xuyên của đội xung kích nhà trường. Bên cạnh đó, trường cũng chú trọng tuyên truyền, giáo dục học sinh về vấn đề ngộ độc thực phẩm, tác hại của các chất hóa học, chất gây nghiện, nhận biết đồ ăn, thức uống an toàn… để các em có thể biết cách lựa chọn những sản phẩm cho sức khỏe của bản thân, không “tiếp tay” cho những hình thức kinh doanh trái quy định.
Hiện, hầu hết trường tiểu học, THCS ở Đà Nẵng không có căng-tin trong khu vực trường. Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt cho rằng, căng-tin trong trường học, nếu tổ chức tốt, sễ là biện pháp để hạn chế tình trạng HS bị ngộ độc thức ăn hay mua những đồ chơi độc hại, không rõ nguồn gốc từ hàng rong bên ngoài cổng trường.
Nếu có căng-tin, nhà trường có thể tổ chức đoàn kiểm tra định kỳ với các thành phần tham gia như y tế, ban thanh tra, công đoàn… Người thực hiện phải cam kết đầu vào theo đúng tiêu chuẩn, sản phẩm còn hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng….