Cách ly F1, F0 ‘đặc biệt’

Khi cách ly F1, F0 có thể trạng đặc biệt như người khuyết tật, người mắc các bệnh tâm thần và người cao t.uổi (từ 65 trở lên), cần chuẩn bị thuốc, động viên tâm lý và theo dõi sát nguy cơ trở nặng.

cach ly f1 f0 dac biet 074 6054473

Bác sĩ Trần Thị Diễm Hằng, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành, cho biết trong thời gian cách ly điều trị Covid-19 tại nhà, người nhiễm và người chăm sóc cần lưu ý tới diễn biến của bệnh, nhất là nhóm người khuyết tật, người cao t.uổi, người mắc bệnh tâm thần. Cụ thể:

F1, F0 là người khuyết tật: Ngoài chăm sóc như mọi người khác thì nhóm này cần được quan tâm đặc biệt, nhất là người gặp khó khăn trong việc tự phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Thường xuyên động viên, cổ vũ để người bệnh tự tin vào bản thân, trang bị đủ kiến thức về bệnh. Người khuyết tật nặng cần có người trợ giúp chăm sóc và luôn theo sát các tình huống để liên hệ với nhân viên y tế, chuyển cấp cứu kịp thời khi có các dấu hiệu cảnh báo.

Kết hợp các hoạt động luyện tập phục hồi chức năng, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, hạn chế tình trạng căng thẳng, lo lắng, trầm cảm…

Người cao t.uổi cần theo dõi sức khỏe và thực hiện nếp sống sinh hoạt lành mạnh và khoa học, chế độ dinh dưỡng 1.700-1.900 kcalo/ngày, nhiều rau xanh, đảm bảo ăn ba đến bốn bữa mỗi ngày. Bổ sung sữa bổ sung dinh dưỡng từ 1 đến 2 cốc mỗi ngày. Uống thuốc điều trị bệnh sẵn có, theo chỉ định của bác sĩ, không bỏ thuốc. Tăng cường các bài tập phục hồi chức năng, co bóp, để nâng cao sức khỏe.

Người bệnh tâm thần , người nhà cần chuẩn bị thuốc điều trị dùng trong 1-3 tháng, không tự ý ngưng hoặc bỏ thuốc đang điều trị. Nếu lịch tái khám định kỳ bị hoãn, nên được khám tư vấn từ xa.

Tập các bài tập thể chất phục hồi chức năng đơn giản hàng ngày, giữ thói quen và lịch trình thường làm hàng ngày hoặc tạo thói quen mới trong một môi trường mới… Tăng cường kết nối với người thân qua điện thoại, email, phương tiện truyền thông xã hội hoặc các cuộc gọi video.

Người nghiện các chất dạng t.huốc p.hiện đang điều trị thay thế bằng Methadone hoặc Buprenophine, nên thông báo các cơ sở điều trị để có kế hoạch cấp thuốc phù hợp. Theo dõi phát hiện các tình trạng cấp cứu như kích động, hoang tưởng hoặc các hành vi t.ự s.át, ngộ độc thuốc… để liên hệ với nhân viên y tế xử trí kịp thời.

Tâm lý trẻ nhỏ bị bào mòn trong đại dịch

Đang nấu ăn, chị Thanh Huệ, 31 t.uổi ở Bình Dương, nghe tiếng con gái 5 t.uổi khóc trong phòng. Chị vào xem, thấy con đang xem video về các bác sĩ và tình nguyện viên nằm bệt ra sàn.

“Từ đầu dịch tới giờ, con bé xem nhiều thông tin quá, cứ thấy ai mặc quần áo bảo hộ đều gọi là Bộ Y tế, rồi nói con thương Bộ Y tế quá. Mỗi lần xem mấy đoạn video kiểu như thế là khóc nức nở”, chị Huệ cho biết.

Cả chị Huệ và chồng đều mắc Covid-19. Khi hai vợ chồng phải đi cách ly, con khóc nhiều. Chị cho biết, trước đó cả khu bị phong tỏa thời gian dài, bé buồn chán. Nay đột ngột phải xa bố mẹ, biết bố mẹ mắc bệnh, bé càng lo lắng và ảnh hưởng tâm lý. Sau đó, bé được đưa vào khu cách ly điều trị, ở cùng bố mẹ nên tâm lý dần ổn hơn. Song, từ khi về nhà, bé dễ khóc hơn khi xem các video về dịch bệnh.

Cũng ở Bình Dương, hai bé nhà chị Tuyết, một 5 t.uổi, một 3 t.uổi, không mắc Covid-19 nhưng sống trong khu vực bị phong tỏa, ở nhà thời gian dài nên buồn chán. Chị chia sẻ, trẻ con qua 3 t.uổi phải ra khỏi môi trường gia đình để làm quen với xã hội thu nhỏ là bạn bè, trường lớp, nhưng dịch bệnh đã làm thay đổi mọi dự định. “Hôm 5/9, tôi phải cho con mặc quần áo, đeo cặp giả vờ khai giảng cho vui”, chị Tuyết nói. Gia đình chị ở thành phố Thuận An, bị phong tỏa nên mọi người chỉ ở trong nhà. Hàng ngày, chị Tuyết bày nhiều trò chơi, cho các con xem ti vi để giải tỏa.

Nhà chị Cẩm Ly ở Ngọc Hà, Hà Nội, có một bé 5 t.uổi và một bé 7 t.uổi. Không rơi vào tình huống phải đi cách ly hay gia đình có người F0, song hiện hai bé có biểu hiện tâm lý bất thường như thường xuyên nổi cáu, tức giận, dễ khóc, khó ngủ, ăn kém, hung dữ cãi đ.ánh n.hau chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ.

Năm người trong gia đình chị Ly sống trong căn hộ tập thể hơn 30 m2, ít ánh sáng, sự ức chế căng thẳng từ người lớn cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ nhỏ. “Các con nghỉ học hơn 3 tháng, hàng ngày tôi và chồng đều phải làm việc online nên không có nhiều thời gian chơi và dạy con học. Nhiều lúc các con xem tivi và điện thoại nhiều giờ, cả gia đình căng thẳng, bức bối”, chị cho hay.

Cục T.rẻ e.m, Bộ Lao động Thương binh và xã hội thông tin hôm 8/9, cả nước ghi nhận hơn 11.800 t.rẻ e.m nhiễm nCoV, hơn 27.300 trẻ là F1. Tại TP HCM, dịch xâm nhập vào 7 trong số 39 cơ sở nuôi dưỡng t.rẻ e.m ngoài công lập ở thành phố. Tại Hà Nội, 5% ca nhiễm trong tháng 7 là t.rẻ e.m từ 0 đến 5 t.uổi. Ông Đặng Hoài Nam, Cục trưởng Cục t.rẻ e.m, nhận định: “Điều đáng lo ngại là nhiều trẻ rơi vào cảnh mất người thân, dễ dẫn đến sang chấn tâm lý”.

Bác sĩ Cao Tiến Đức, chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý Y học, Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103, nhận định đại dịch Covid-19 tác động lớn tới tâm lý, tâm thần của trẻ cả trong hiện tại và tương lai. Những sang chấn có khả năng cao làm trầm trọng thêm những bệnh tâm thần hiện có và góp phần gây ra các bệnh mới liên quan đến căng thẳng.

Những dấu hiệu và triệu chứng về ảnh hưởng tâm lý ở t.rẻ e.m có thể bao gồm trầm cảm, lo âu, hành vi thoái bộ như mất kỹ năng đi vệ sinh, tăng sự lo âu, rối loạn phân ly, giấc ngủ, việc ăn uống và kết quả học tập có sự thay đổi, tham gia vào những hành vi rủi ro, mất hứng thú đối với bạn bè và các hoạt động, cô lập, không vâng lời… Nếu các dấu hiệu và triệu chứng này nếu không được điều trị, có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển lành mạnh của trẻ trên phương diện cảm xúc, hành vi và thể chất.

tam ly tre nho bi bao mon trong dai dich ae7 6028421

Một em bé tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân đi cách ly tối 1/9. Ảnh: Giang Huy

Bác sĩ Đức nêu một số tác động từ Covid-19 đến sức khỏe tâm thần của trẻ, như sau:

Covid-19 khiến trẻ thay đổi thói quen. Đang học trực tiếp tại trường phải chuyển qua học trên phần mềm có thể khiến trẻ cảm thấy bỡ ngỡ. Chưa kể, cha mẹ, thầy cô khó kiểm soát việc học tập của trẻ trên các phần mềm, dẫn đến một số trẻ bỏ học, nghiện game, xem Internet thời gian dài, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, gây mất ngủ, người mệt mỏi, căng thẳng, lâu dần gặp những rối loạn về tâm thần.

Một số trường học thực hiện giãn cách, các hoạt động ngoài giờ, thể dục thể thao, câu lạc bộ… bị ngưng lại. Nhiều sự thay đổi này có thể khiến trẻ buồn chán, lâu dần thành bất ổn. Nhiều trẻ thay đổi môi trường sống mà chưa hiểu rõ lý do vì sao phải thay đổi, cảm thấy hoang mang, mất kiểm soát, dẫn đến các triệu chứng như trầm cảm hoặc rối loạn hành vi.

Trẻ hạn chế giao tiếp xã hội . Ngoài những thay đổi các thói quen ở trường và trong gia đình, hầu hết trẻ bị giảm cơ hội tiếp xúc với những người khác. Đặc biệt, đại dịch khiến nhiều trẻ nhỏ phải rời gia đình, xa người thân trong sợ hãi, hoảng loạn để đi cách ly, điều trị, có thể dẫn đến gia tăng cảm giác buồn chán, sợ hãi, dễ bị cô lập, tự kỷ…

Trẻ luôn cảm thấy lo ngại về các mối nguy hiểm và đe dọa xung quanh. Khi tiếp cận với các thông tin về Covid-19, trẻ thấy rằng việc tương tác với những người khác có nhiều nguy hiểm, dẫn đến cảm giác lo lắng liên tục hoặc gia tăng các hành vi như nổi cơn thịnh nộ và các hành vi bộc phát khác.

Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý khi chứng kiến sự mất mát vì người thân qua đời . Bác sĩ Đức cho rằng: “Những đau buồn đó là điều thực sự khó khăn để các em vượt qua”.

Cuối cùng, chính tâm lý bất ổn của cha mẹ trong đại dịch ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Covid-19 khiến nhiều người mất việc, không có thu nhập, phải ở nhà. Thực tế cho thấy, nhiều cha mẹ cãi nhau, uống rượu, đ.ánh đ.ập, c.hửi bới con cái… Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ. Có những trẻ có thể bị thu mình lại, không giao tiếp, chuyện trò, chia sẻ được với ai, dẫn đến tự kỷ, rối loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm.

tam ly tre nho bi bao mon trong dai dich 768 6028421

Nhân viên y tế thăm khám, hỗ trợ phụ huynh chăm sóc bệnh nhi mắc Covid-19 kèm bệnh nền tại phòng cấp cứu, Đơn vị điều trị Covid-19 t.rẻ e.m tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ khuyên gia đình tạo các thói quen mới an toàn cho trẻ trong đại dịch Covid-19 như xem phim tại nhà, trò chuyện với những người thân và bạn bè từ xa qua video, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng hoặc viết thư cho người thân.

Cha mẹ đọc sách cho trẻ nghe hoặc tìm những cách khác nhau để ở bên trẻ. Hãy luôn nhớ rằng điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm cho con cái của mình là trao cho chúng tình yêu thương và sự quan tâm. Đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, không sử dụng các thiết bị điện tử nhiều. Bản thân phụ huynh cũng nên tự kiểm tra và theo dõi sức khỏe tinh thần của chính mình, vì cách nhìn nhận và tương tác của cha mẹ với trẻ sẽ giúp tạo t.iền đề cho cách chúng nhìn nhận và đối phó với đại dịch.

Cuối cùng, tất cả hãy giữ bình tĩnh. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về tâm lý, cần tìm sự tư vấn trợ giúp từ các dịch cụ chăm sóc sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *