GĐXH – Không chọn những quả dưa lê vẹo vọ, nứt hoặc đã chín nhũn, vì những quả dưa lê như này ăn vào sẽ rất dễ ngộ độc.
Loại rau rẻ tiền được ví tốt như nhân sâm không phải người Việt nào cũng biết ăn
GĐXH – Rau đay mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng vì có vị nhớt nên không phải ai cũng biết ăn.
Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, vừa qua bệnh viện đã tiếp nhận ca bệnh bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do bảo quản trong tủ lạnh không đúng cách.
Theo lời bệnh nhân, buổi sáng trước khi vào viện, bệnh nhân có ăn một quả dưa lê đã cắt và để trong tủ lạnh từ tối hôm trước. Sau khi ăn khoảng 2 tiếng đồng hồ bệnh nhân bắt đầu xuất hiện buồn nôn, nôn ra dịch dạ dày có lẫn thức ăn, kèm theo đau bụng âm ỉ quanh rốn, đi ngoài phân lỏng, rối loạn tiểu tiện… nên đã đến viện khám.
Khi tiếp nhận, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, kích thích, môi khô, lưỡi bẩn, đau bụng nhiều, nôn ra dịch dày dày, sốt cao, huyết áp thấp. Bệnh nhân đã được khám chẩn đoán, điều trị và chăm sóc kịp thời, toàn trạng ổn định và được ra viện.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ điều trị, trong trường hợp này, nếu bệnh nhân không may bị ngộ độc thức ăn mà không xử trí kịp thời rất dễ xảy ra nguy cơ và biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Theo các bác sĩ, thực tế nhiều người có thói quen bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh và ăn dần sau đó. Tuy nhiên, theo chuyên gia Viện Dinh dưỡng quốc gia, thức ăn để lâu ngày trong tủ lạnh sẽ có nguy cơ bị mất chất, biến chất hay nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, việc cất giữ chung nhiều loại thức ăn sống – chín, rau củ, thịt cá trong tủ lạnh cũng là nguy cơ dẫn đến ô nhiễm chéo do tiếp xúc giữa các thực phẩm.
Dưa lê để tủ lạnh, cách nào để được an toàn?
Đối với những thực phẩm tươi để trong tủ lạnh như dưa hấu, dưa lê, bảo quản trong tủ lạnh cần phải thực hiện đúng cách. Cách tốt nhất là để dưa nguyên vỏ, chưa cắt gọt vào tủ lạnh. Nếu đã lỡ cắt thành những miếng nhỏ, bạn nên sử dụng loại dao thớt riêng, không phải loại sử dụng để cắt thịt.
Trước khi cho dưa hấu vào tủ lạnh, bạn cần phải bọc nó bằng túi hoặc màng bọc thực phẩm. Cách này sẽ giúp hoa quả không bị nhiễm khuẩn chéo bởi thịt, cá, trứng trong tủ lạnh.
Thời gian làm lạnh dưa hấu tốt nhất chỉ nên trong vòng 2 giờ, không nên để quá 12 giờ bởi sau thời gian này, vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhiều trên bề mặt của dưa hấu.
Nếu bạn để quên dưa đã cắt qua đêm hoặc quá 24 giờ, lúc này số lượng vi khuẩn trên bề mặt đã rất cao, tuyệt đối không nên ăn nữa.
Ảnh minh họa
Ai ăn dưa lê nên biết điều này
Nên mua dưa vào những ngày nắng vì trời càng nắng dưa càng ngọt. Ngược lại không nên mua dưa vào những ngày mưa vì nước mưa sẽ làm dưa nhạt hơn nhiều.
Không nên gạt bỏ phần hạt vì các axit béo omega-3 trong hạt dưa lê đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các vấn đề về tim mạch.
Nên chọn những quả tròn đều, chắc, da cứng, vỏ đang còn lớp lông măng mỏng, tỏa mùi thơm dễ chịu (nếu dưa bị ngâm hóa chất thì lớp lông măng và mùi hương đều sẽ không còn).
Không chọn những quả vẹo vọ, nứt hoặc đã chín nhũn, vì những quả dưa lê như này ăn vào sẽ rất dễ ngộ độc.
Mua nấm từ chợ về ăn, một người bị suy thận cấp, tổn thương tế bào gan
GĐXH – Các loại nấm độc và nấm ăn được có thể mọc cạnh nhau và chúng ta không thể phân biệt được.
3 thời điểm ăn vào sẽ khiến bạn bị tăng cân, muốn giảm cân cần chọn đúng 3 thời điểm này!
GĐXH – Việc ăn uống thất thường và không đúng giờ giấc là nguyên nhân chính dẫn đến tăng cân, béo phì và phát sinh bệnh tật…
Nước tía tô rất tốt nhưng lại rất độc với 3 nhóm người này